So sánh gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn? Cái nào rẻ hơn?

5/5 - (4 bình chọn)

Chất liệu gỗ công nghiệp MFC và MDF chắc hẳn là 2 cái tên đã quá đỗi quen thuộc với những ai đang tìm hiểu về ngành nội thất, công năng sử dụng khác nhau với giá thành khác nhau.

Hãy cùng làm một phép so sánh nho nhỏ về hai chất liệu này, để dễ dàng chọn lựa cho mình loại gỗ phù hợp nhất với mục đích sử dụng và “túi tiền” gia đình.

Sơ lược về gỗ MFC và gỗ MDF

MFC và MDF được biết đến là 2 trong 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản và đặc trưng nhất trong ngành nội thất, sở hữu đặc tính cực kỳ thân thiện với môi trường do sử dụng lại gỗ thừa đem đi tái chế.

Gỗ công nghiệp MFC và MDF có thể tái sản xuất, phù hợp với xu hướng eco bảo vệ môi trường toàn cầu nên rất được các nước phát triển ưu ái sử dụng. Gỗ công nghiệp MDF hay MFC đều trải qua quá trình sản xuất chặt chẽ khép kín.

Sơ lược về đặc điểm gỗ MFC và gỗ MDF
MFC và MDF được biết đến là 2 trong 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản và đặc trưng nhất trong ngành nội thất.

Một thực tế là, hiện nay hầu như hơn 80% đồ dùng nội thất trên thị trường đều làm từ chất liệu gỗ công nghiệp. Rất dễ dàng để có thể bắt gặp những sản phẩm làm từ 2 loại chất liệu này, trong cả không gian bình dân, nhà ở cá nhân đến các khách sạn, resort, văn phòng và nhà hàng…

Hoặc những nơi yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt như trường học, bệnh viện.

Đặc điểm gỗ công nghiệp MFC

Gỗ công nghiệp MFC là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh đầy đủ Melamine Faced Chipboard, cốt gỗ MFC thường là một tấm ván dăm được phủ Melamine bên trên bề mặt.

Sơ lược về gỗ MFC và gỗ MDF
Cốt gỗ MFC thường là một tấm ván dăm được phủ Melamine bên trên.

MFC sẽ trải qua quy trình sản xuất cực kỳ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo ván gỗ sở hữu cấu trúc lõi hoàn hảo nhất, không bị tác động bởi mối mọt và ẩm mốc xâm hại từ bên ngoài.

MFC hiện nay trên thị trường có 2 loại chính cho khách hàng chọn lựa, là MFC chống ẩm và MFC thông thường. Bảng màu vô cùng linh hoạt và phong phú với hơn 130 tông sắc.

Tính thẩm mỹ cao nhờ họa tiết sinh động chân thực, bao gồm các hoa văn vân gỗ, hoa văn giả đá, hoa văn trơn độc 1 màu…phù hợp với trang trí nội thất hiện đại, cũng như áp dụng cho giường ngủ, tủ, không gian bếp, tủ bếp…

Sơ lược về đặc điểm gỗ MFC và gỗ MDF
Bảng màu mô phỏng hoa văn vân gỗ phong phú và tinh tế.

Đặc tính lõi vốn là cốt ván dăm giúp MFC có khả năng chịu lực bền bỉ, nhất là các lực tác động thẳng đứng từ trên cao xuống. MFC cũng cho bề mặt nội thất khó trầy xước, khả năng chống “mài mòn” hiệu quả duy trì tuổi thọ sản phẩm lâu hơn, tính thẩm mỹ cũng được tăng lên đáp ứng mục đích sử dụng lâu dài.

Nhắc đến MFC là nhắc đến chất liệu thân thiện môi trường và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.

Đặc điểm gỗ công nghiệp MDF

MDF là viết tắt của cụm từ “Medium Density Fiberboard” tức ván sợi mật độ trung bình, thể hiện cấu trúc bên trong các phần tử gỗ phân bố không hoàn toàn chặt khít như HDF mà chỉ ở mức độ trung bình.

Gỗ công nghiệp MDF có 2 loại là MDF thường màu rơm nhạt và MDF lõi xanh chống ẩm, về sau có thêm loại màu đỏ cho khả năng chống cháy, kéo dài thời gian lan tỏa đám cháy.

Sơ lược về đặc điểm gỗ MFC và gỗ MDF
MDF dù là ván thường hay ván chống ẩm cũng đều hợp lý thiết kế các món đồ dùng nội thất gia đình, văn phòng công sở.

MDF dù là ván thường hay ván chống ẩm cũng đều được tận dụng thiết kế các món đồ dùng nội thất gia đình, văn phòng công ty hay trường học. Loại lõi xanh chuyên dụng phù hợp hơn cho môi trường ẩm ướt như bếp, nhà tắm…

MDF thường được thiết kế với nhiều kích thước và độ dày khác nhau, trọng lượng nhẹ, không co ngót cong vênh sau thời gian dài sử dụng.

Cốt gỗ thô MDF cũng cực kỳ phù hợp cho việc phủ lên trên các lớp bề mặt như sơn bệt, Acrylic, Melamine, Laminate, Veneer,…họa tiết chân thực không thua kém gì so với gỗ tự nhiên.

Nhận biết từng loại

Thoạt nhìn ban đầu, gỗ ván dăm MFC và MDF sở hữu bề mặt gây nhầm lẫn. Sự khác biệt chính nằm ở phần lõi bên trong nếu quan sát sẽ dễ dàng nhận ra.

Cấu tạo MFC chủ yếu từ ván dăm bên trong bọc giấy trang trang trí nhúng keo Melamine bên ngoài. Cốt ván phần nhiều là các dăm gỗ kết hợp lại với nhau, cùng chất làm cứng. Cốt MFC thô ráp thường có độ dày khoảng 18mm, hoặc 25mm.

Sơ lược về đặc điểm gỗ MFC và gỗ MDF
Sự khác biệt chính nằm ở phần lõi bên trong nếu quan sát sẽ dễ dàng nhận ra.

Còn MDF là các sợi gỗ phân bổ mật độ trung bình. Cốt ván từ bột gỗ mịn, sợi gỗ mịn làm nên, quan sát vào cũng cảm thấy “mượt mà” hơn. So với ván dăm MFC, cạnh MDF “mịn” hơn nên khi cắt cũng không gây ra tình trạng mẻ cạnh. Cốt MDF thường có độ dày từ 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm đến 15mm và 17mm.

>> Xem thêm: Ván gỗ MDF phủ melamine

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?

Gỗ công nghiệp MDF và MFC trải qua quy trình sản xuất đặc thù cho ra đời sản phẩm hoàn thiện với công năng khác nhau, có thể tham khảo một số khác biệt giữa 2 loại này như sau:

Gỗ MFC và MDF có mấy loại?

Gỗ ván dăm MFC và gỗ ván MDF đều có cho riêng mình 3 phân loại nhỏ, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng, bao gồm:

  • Loại ván thường trơn mượt cho hầu hết ngóc ngách nội thất trong gia đình.
  • Loại ván chống ẩm lõi màu xanh lá cây dành riêng cho nhà tắm, nhà bếp hoặc nơi nào có độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc nước.
  • Loại chống cháy mang sắc đỏ sặc sỡ, kéo dài thời gian lửa lan ra, hạn chế các đám cháy lớn.
Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
Gỗ ván dăm MFC và gỗ ván MDF đều có cho riêng mình các phân loại nhỏ, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của người dùng.

MFC và MDF được tạo thành từ nguyên liệu gì?

GỖ VÁN DĂM MFC: sản xuất từ các cây gỗ rừng như bạch đàn, keo, cao su…gỗ đưa vào máy băm nhuyễn thành các dăm gỗ, sau đó đem đi sấy khô và trộn cùng keo kết dính, ép chặt tạo hình dưới áp suất cao.

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
Bề mặt ván lạng veneer dùng làm phủ bên trên cốt gỗ MDF hoặc MFC.

GỖ VÁN MDF: là các sợi gỗ/ bột gỗ hòa quyện dính chặt vào nhau, cùng vài thành phần phụ liệu khác. Nguyên liệu chủ yếu làm từ gỗ vụn, cành hoặc nhánh cây thừa, vỏ bào, mùn cưa, dăm gỗ…tất cả nghiền nát rồi tạo thành khối hỗn hợp được làm cứng bằng keo và nhiệt.

So sánh về độ bền

MDF và MFC trên mặt bằng chung đều là 2 loại gỗ công nghiệp cho độ bền cao. Điều này xuất phát từ quy trình sản xuất đạt chuẩn, nên cả 2 đều cho ra thành phẩm tương đối đủ cứng cáp dưới tác động của lực mạnh, được xử lý hóa chất mối mọt kỹ lưỡng nên khá ổn định, không có sự xâm hại của sâu bọ.

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
MDF và MFC trên mặt bằng chung đều là 2 loại gỗ công nghiệp cho độ bền cao.

Không chỉ cứng, MDF và MFC còn không “dính” phải một căn bệnh phổ biến của các loại gỗ tự nhiên, chính là dễ cong vênh và biến dạng. Chất liệu gỗ công nghiệp sau thời gian dài vẫn không co ngót; trọng lượng MDF và MFC cũng khá nhẹ cho việc vận chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

So sánh khả năng chống ẩm

Gỗ MDF hay MFC loại thông thường đều có hạn chế là khả năng chống ẩm kém, ngâm nước thời gian dài sẽ khiến bên trong bung nở lỏng lẻo, kết cấu rời nhau dẫn đến tình trạng làm hư sản phẩm.

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
Đồ dùng MDF và MFC có thời gian sử dụng lâu dài bền bỉ nếu được bảo quản khô thoáng.

Như đã biết, muốn một sản phẩm hạn chế được tác động của ẩm mốc, nước, hay môi trường ướt, có thể tham khảo MDF và MFC loại chống thấm, chống ẩm chuyên biệt. Đây là dòng sản phẩm sử dụng riêng cho không gian ngoài trời.

Trong trường hợp khô thoáng, đồ dùng MDF và MFC có thể đảm bảo cho bạn một thời gian sử dụng ngoài mong đợi, có thể trên dưới 10 năm với các sản phẩm từ đơn vị cung cấp uy tín.

So sánh độ chịu lực

Gỗ công nghiệp MDF và MFC đều có độ chịu lực ở mức trung bình, tất nhiên không thể so sánh với gỗ tự nhiên đặc khối bên trong. Cấu thành từ dăm gỗ vụn và chất keo cùng các phụ gia, MDF lẫn MFC không thể chịu được các lực mạnh như gỗ thịt thuần.

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
MDF và MFC đều có độ chịu lực ở mức trung bình, kém hơn gỗ tự nhiên.

Với loại MFC hoặc MDF chống ẩm, mức độ chịu lực thực tế sẽ nhỉnh hơn loại thông thường một chút, khoảng từ 40 đến 60kg/m³.

So sánh tính thẩm mỹ

Cả MDF và MFC đều có cho mình bảng màu phong phú trên dưới 80 tông sắc. Bề mặt cũng vô cùng đa dạng cho người dùng chọn lựa. Có thể chọn phủ melamine, phủ veneer, hoặc phủ sơn PU, sơn bóng bên trên cốt gỗ…đều là các phương án cho nội thất vẻ ngoài sang trọng hoàn mỹ.

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
Bảng màu phong phú đa dạng màu sắc cho khách hàng chọn lựa.

Cũng chính vì ưu điểm màu sắc này, cả MDF và MFC đều là các chất liệu rất dễ bắt gặp trong các món đồ dùng nội thất văn phòng.

Họa tiết vân gỗ bắt mắt không chỉ đem đến độ chân thực, cực kỳ lý tưởng áp dụng cho nhà ở, công ty, mà còn “vừa vặn” với các không gian yêu cầu cao tính nghệ thuật như trưng bày, triển lãm…

Gỗ MFC và gỗ MDF được sản xuất như thế nào?

GỖ VÁN DĂM MFC

Đối với chất liệu gỗ ván dăm MFC, trước tiên, cây gỗ được đưa vào máy xay băm thành các dăm nhỏ và cho sấy ở nhiệt độ trong mức tiêu chuẩn quy định. Sau đó, hỗn hợp thô được mang đi sàng lọc thành các dăm kích thước khác nhau, phân loại theo kích cỡ và hòa trộn cùng keo kết dính.

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
Cấu trúc dăm gỗ bên trong có thể dễ dàng quan sát.

Tiếp đó, đem ván đi tạo hình theo độ dày và mật độ gỗ, ép sơ lần đầu. Mang ván đi cắt theo độ dài tiêu chuẩn rồi tiếp tục ép dưới áp suất và nhiệt độ cao thêm lần nữa.

Tiến hành xén tỉa các cạnh cho chỉn chu hơn, các cạnh lỗi cũng được xem xét loại bỏ. Công đoạn tiếp theo là mài nhặn bề mặt ván, mang ra kiểm định chất lượng và hoàn thiện sản phẩm.

GỖ VÁN CÔNG NGHIỆP MDF

Trải qua quy trình xử lý khô:

Bột gỗ trộn cùng keo và phụ gia trong máy cho ra thành phẩm là bột sợi, sau đó rải ra và cảo thành 2-3 tầng. Các tầng bột sợi ép 2 lần dưới máy ép gia nhiệt. Lần 1 ép sơ cho các tầng của ván được nén sát lại, lần 2 nén chặt các tầng lại khít với nhau hơn.

Ván sau đó sẽ đem đi cắt và bo biên tạo thành các khổ khác nhau. Tiếp đến là công đoạn xử lý nguội, chà nhám và mang đi phân loại, đóng gói.

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
MDF lần 1 ép sơ cho các tầng của ván được nén sát lại, lần 2 nén chặt các tầng lại khít với nhau hơn.

Trải qua quy trình xử lý ướt:

Với quy trình xử lý ướt, MDF sau khi nghiền sẽ mang phun nước, công đoạn làm ướt này giúp váng vón thành dạng vẩy. Vẩy gỗ sau đó mang lên rải đều ra mâm ép, công đoạn cào rải này chuẩn bị cho bước ép nhiệt lần 1 tạo độ dày sơ bộ.

Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
Chất liệu gỗ MDF công nghiệp hoàn thiện, sẵn sàng cho việc mang đi tạo hình sản phẩm.

Ván sẽ tiếp tục được mang đi cán hơi nhiệt giúp 2 mặt nén chặt, rút hết nước từ trong ván. Có thể hình dung điều này cũng như quy trình làm giấy. Sau đó cắt ván thành các khổ khác nhau và bo biên. Cuối cùng tương tự quy trình khô, cũng là xử lý nguội, chà nhám và mang đi phân loại đóng gói.

Những ưu điểm và hạn chế của gỗ ván dăm MFC, gỗ công nghiệp MDF

Sự khác nhau về ưu điểm của 2 loại có thể diễn đạt bằng một số các yếu tố sau đây:

GỖ VÁN DĂM MFC

  • MFC cho độ cứng chắc nhất định, độ bền cao
  • Bề mặt khó bị trầy xước, Melamine bảo vệ sản phẩm khỏi cháy, thấm hút nước.
  • Ván MFC trơn phẳng thuận tiện cho việc vệ sinh.
  • Không có tình trạng cong vênh, biến dạng, bong tróc, mốt mọt…
  • Giá thành hợp lý, thấp hơn một chút so với MDF
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt vượt trội
  • Không mất nhiều thời gian gia công
Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
Gỗ công nghiệp MFC cho độ cứng chắc nhất định, độ bền cao.

GỖ VÁN MDF

  • Hệ thống màu gỗ đa dạng, trẻ trung, hiện đại
  • Có thể dùng tạo hình các sản phẩm đường nét cầu kỳ
  • Cho độ bám màu, bám sơn tốt, gia tăng tính thẩm mỹ
  • Bề mặt ván phẳng, nhẵn, thích hợp sơn hoặc kết hợp Melamine, Laminate
  • Không có tình trạng cong vênh, rỗng, hay nứt nẻ
  • Giá thành tầm trung, nhỉnh hơn ván dăm MFC
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt vượt trội, không mất nhiều thời gian và công sức khâu gia công
Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
Không có tình trạng cong vênh, rỗng, hay nứt nẻ ở gỗ ván MDF.

Bên cạnh đó, MFC và MDF cũng có cho mình những hạn chế riêng:

GỖ VÁN DĂM MFC

  • Gỗ MFC cấu tạo cứng chắc, nhưng mật độ gỗ phân bố không chặt như MDF, nên khả năng cách âm còn yếu hơn.
  • Cấu trúc lõi bên trong làm chủ yếu từ dăm gỗ kích thước lớn, gây tình trạng mẻ cạnh mất thẩm mỹ.
  • Dăm gỗ kết dính nhờ keo và một phần Formaldehyde, vẫn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe nếu không được xử lý kỹ lưỡng.
Làm sao để phân biệt gỗ MFC và MDF?
MFC có khả năng cách âm kém hơn do cấu trúc bên trong không khít như MDF.

GỖ VÁN CÔNG NGHIỆP MDF

  • Không có khả năng chịu lực từ trên tác động xuống, nhất là các lực thẳng đứng.
  • Nồng độ Formaldehyde trường hợp dư thừa gây khó chịu người dùng, mùi hương gay gắt nếu không được xử lý kỹ, ô nhiễm môi trường không khí và hệ hô hấp người về lâu về dài.

MFC và MDF ứng dụng vào thiết kế nội thất

Ván dăm phủ Melamine – MFC có thể được dùng trong:

  • MFC dùng sản xuất các món đồ nội thất theo khối, phẳng và thẳng là chủ yếu
  • Ứng dụng tốt trong khu vực triển lãm, showroom…
  • Những khu vực như bếp, nhà vệ sinh cũng có thể dùng ván găm chống ẩm khá ổn
  • MFC còn bắt gặp dùng chế tạo bàn ghế, tủ tài liệu, tủ hồ sơ công ty, vách ngăn…
  • Sử dụng đóng các loại tủ áo phòng ngủ, giường, hoặc bàn trà phòng khách…
MFC và MDF ứng dụng vào thiết kế nội thất
Bảng màu trơn đa dạng ứng dụng tốt trong khu vực triển lãm, showroom…

Ván MDF có thể ứng dụng vào sản xuất:

  • MDF đặc biệt phù hợp với dòng sản phẩm nội thất cầu kỳ và phức tạp hơn
  • Những nơi ẩm ướt như bếp, nhà tắm…có thể dùng MDF lõi xanh hiệu quả
  • Dùng thiết kế đồ nội thất trong nhà, giường ngủ, quần áo, cửa gỗ, bàn ghế…
  • Ứng dụng MDF trong văn phòng, các công trình công cộng…

Vậy gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn?

Có thể dễ dàng nhìn ra rằng, với các so sánh sơ lược ở trên, gỗ MDF có chất lượt vượt trội hơn hẳn MFC. Nhưng một thực tế là, chất liệu MFC lại được dùng nhiều hơn trong ngành thiết kế nội thất cho cả không gian già ở và văn phòng.

Câu hỏi đặt ra là, vì sao MDF tốt hơn nhưng lại kén sử dụng hơn? Phải chăng MFC còn có những ưu điểm riêng nào khác?

Vấn đề chính nằm ở mức độ của hợp chất formaldehyde có trong MDF, cũng là khuyết điểm khiến chất liệu này chưa đến gần được với đại đa số người dùng.

Người sử dụng thường cân nhắc khi chọn MDF vì dư lượng formaldehyde mang theo mùi hương khá gắt, có thể xộc trực tiếp lên mũi gây khó chịu, trong trường hợp sản phẩm đó dư thừa lượng formaldehyde nhiều.

MFC và MDF ứng dụng vào thiết kế nội thất
Gỗ MDF có chất lượt vượt trội hơn hẳn MFC, nhưng chất liệu MFC lại được dùng nhiều hơn.

Dù biết rằng “tiền nào của đó”. Các sản phẩm đắt tiền cũng sẽ đem đến cảm giác an toàn hơn, đảm bảo ít rủi ro về sau hơn nhưng sự phù hợp với nhu cầu sử dụng mới là điều nên được chú ý.

Nếu phải chọn lựa giữa MFC và MDF phủ Melamine, vẫn khuyến khích bạn chọn MFC vì không những giá thành rẻ hơn, mà MFC trường hợp này còn cứng cáp hơn, an toàn hơn, cho hiệu quả sử dụng cao hơn.

Đối với nội thất văn phòng, nội thất chung cư, nhà ở, ván gỗ MFC chuẩn thông thường chính là chọn lựa vừa tầm nhất, những không gian ẩm ướt có thể tham khảo loại MFC hoặc MDF lõi xanh chống ẩm phủ Melamine đắt tiền hơn.

MFC và MDF ứng dụng vào thiết kế nội thất
Trong trường hợp không cần phay tạo hình, chỉ dùng chỉ nhựa xung quanh, mặt phẳng gỗ MFC là đã đủ cho nhu cầu sử dụng của bạn.

Sử dụng gỗ MDF phủ Melamine, nếu không muốn dán nẹp nhựa PVC vào mép gỗ, khách hàng có thể chọn sơn phủ thay thế. Hoặc trường hợp muốn tạo hình, phay hay tạo họa tiết theo mong muốn cá nhân, nên chọn MDF phủ Melamine vì bề mặt này sẽ mịn và dễ dàng hơn cho việc chế tác.

Trong trường hợp nhu cầu chỉ dừng ở mức không cần phay tạo hình, chỉ dùng chỉ nhựa xung quanh, mặt phẳng gỗ MFC là đã đủ đáp ứng tốt mục đích bạn muốn hướng đến.

Bên cạnh 2 loại gỗ công nghiệp MFC và MDF trên đây, còn có dòng gỗ công nghiệp HDF chất lượng cao nhất trong 3 loại, với cấu trúc bên trong phân bố dày đặc, mật độ cốt gỗ cao nhất.

Chọn MFC hay MDF cho nội thất nhà ở dân dụng?

Khi phải đặt lên bàn cân chọn lựa, MDF và MFC cho giá trị sử dụng gần như không có sự khác biệt nhiều. Có thể xem là chỉ nhỉnh hơn nhau một chút. Và tính hiệu quả còn cần xét đến mức độ phù hợp của từng chất liệu với không gian sử dụng.

Chọn MFC hay MDF cho nội thất nhà ở dân dụng?
MDF và MFC cho giá trị sử dụng gần như không có sự khác biệt nhiều.

Với nhà ở dân dụng, DUX khuyến khích sử dụng gỗ công nghiệp MDF nhiều hơn vì cốt gỗ bên trong có tỷ trọng cao hơn, khả năng chống thấm chắc chắn vượt trội hơn cho không gian nhà lâu dài.

Với MFC, bạn có thể áp dụng cho các khu vực tập thể, công cộng, yêu cầu sức chứa lớn như văn phòng công ty, trường học, cơ sở y tế, giáo dục, nhà hàng khách sạn…hoặc cũng có thể chọn làm vật liệu chế tạo đồ nội thất gia đình, tất nhiên phải linh hoạt tùy trường hợp.

Gỗ MFC và MDF cái nào rẻ hơn?

Thực tế trên thị trường hiện nay, từ đặc tính cấu tạo cũng đã có thể phần nào đoán ra được ván gỗ MFC có giá thành thấp hơn so với MDF. Dù vậy, điều này cũng còn phụ thuộc nhiều vào bề mặt lớp phủ sử dụng là gì mà có sự xê dịch tương đối, trên dưới 10.000 VND/ tấm.

Bề mặt Melamine tiết kiệm nhất trong các loại bề mặt phủ cốt gỗ. Acrylic, Laminate cao cấp hơn nên có giá cao hơn. Thường chi phí cho các loại tốt sẽ chênh lệch dao động từ vài chục cho tới vài trăm nghìn tùy mẫu mã thiết kế.

Gỗ MFC và MDF cái nào rẻ hơn?
Gỗ MFC có giá thành thấp hơn so với MDF khoảng 10.000 – 20.000 VND/ tấm.

Gỗ MFC có mức giá trong khoảng từ 60.000 đến 500.000/ m2, gỗ MDF trong tầm giá 610.000, 620.000 hoặc 520.000, cao hơn từ 10 đến 20.000 VND. Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này?

Thứ nhất, chính những khác biệt về thành phần lớp phủ, màu sắc như đã nói ở trên. Thứ hai, giá thành thay đổi còn phụ thuộc vào chủng loại. Đó là loại trơn, thường hay chuyên biệt chống ẩm? Đó là loại gia công 1 mặt hay 2 mặt? Cũng như thay đổi theo kích thước ván gỗ được chọn lựa.

Gỗ MFC và MDF cái nào rẻ hơn?
Ván gỗ chống ẩm lõi xanh bề mặt 25mm thường có mức giá cao nhất.

Theo đó, ván gỗ thường bề dày 2mm sẽ cho giá thấp nhất, ván gỗ chống ẩm lõi xanh bề mặt 25mm thường có mức giá cao nhất.

Qua những thông tin trên, DUX hi vọng đem đến cái nhìn chân thực nhất về 2 loại gỗ công nghiệp quý khách hàng đang tìm kiếm, cũng như giúp giải đáp phần nào những thắc mắc còn tồn đọng gây băn khoăn trong việc chọn lựa.

Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình, MFC thông dụng và tiết kiệm rất được khuyến khích. Nhưng mong muốn lâu dài và chất lượng hơn một chút, chất liệu MDF sẽ đảm bảo hài lòng bạn, đặc biệt với các không gian quan trọng như nhà ở dân dụng thông thường.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tham khảo dịch vụ thiết kế và thi công nội thất, mong muốn có sự hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, hoặc quan tâm đến các dòng sản phẩm nội thất từ nhà DUX Việt Nam, vui lòng liên hệ theo 1 trong 3 phương thức sau:

  1. Gọi đến hotline 0935-326-339 để gặp nhân viên tư vấn giải đáp trực tiếp.
  2. Để lại bình luận bên dưới cho DUX tiếp nhận và phản hồi thông tin đến bạn.
  3. Tiến hành trò chuyện cùng DUX qua messenger facebook, zalo hoặc chatbox website DUX.vn để được hỗ trợ trực tuyến.

DUX Việt Nam – Đơn vị chuyên thiết kế, sản xuất và cung cấp nội thất cao cấp

  • Văn Phòng Thiết Kế: Số 69/10 Đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng sản xuất: Số 326 Nguyễn Thị Na, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: duxvietnam@gmail.com
  • Website: DUX.VN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
Chat Zalo
Chuyên mục