Các loại gỗ công nghiệp trong nội thất và ưu – nhược điểm từng loại

5/5 - (1 bình chọn)

Gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất là gì? Có bao nhiêu loại? Ứng dụng trong việc sản xuất đồ dùng nội thất gia đình như thế nào? Cùng DUX Việt Nam giải đáp ngay những thắc mắc còn tồn đọng về chất liệu nội thất “quốc dân” này.

Gỗ công nghiệp trong nội thất là loại gỗ gì?

Gỗ công nghiệp thường được biết đến là loại gỗ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau như băm nhỏ, xay bột, trộn keo, sau cùng dùng máy ép ép thành các tấm dày và đưa vào tạo hình sản phẩm nội thất hay sử dụng tùy mục.

Nói một cách đơn giản hơn, gỗ tự nhiên được lấy từ thân cây gỗ trực tiếp, cốt gỗ là cốt nguyên chất. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ dùng keo, các hóa chất kết dính gỗ vụn lại với nhau để tạo ra các tấm gỗ hoàn chỉnh.

Gỗ công nghiệp trong nội thất là loại gỗ gì?
Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp là các loại gỗ thừa, các nguyên liệu tái sinh, ngọn cành, hay các bộ phận phụ của cây gỗ tự nhiên.

Nguyên liệu làm nên gỗ công nghiệp là các loại gỗ thừa, các nguyên liệu tái sinh, ngọn cành, hay các bộ phận phụ của cây gỗ tự nhiên. Vì tính chất tái sử dụng lại thân thiện môi trường này, gỗ công nghiệp dần trở thành nguồn thay thế hiệu quả cho gỗ tự nhiên vốn đắt đỏ khan hiếm.

Dù tuổi thọ và độ bền chênh lệch so với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp vẫn có rất nhiều ưu điểm không thể bỏ qua cho việc áp dụng vào thiết kế nội thất. Giá thành bình dân, màu sắc hoa văn đa dạng, bề mặt gỗ phẳng dễ tạo hình như mong muốn và không bị mối mọt xâm hại.

Đặc biệt, các loại gỗ công nghiệp tốt còn có khả năng chịu lực bền bỉ, độ cứng vượt ngoài mong đợi, cũng như khó cong vênh, co ngót, hay biến dạng dưới tác động của thời tiết.

“Điểm danh” 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay

Dưới đây là 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản nhất, thường phổ biến ứng dụng sản xuất nội thất nhà ở, văn phòng công ty, các công trình nội thất dân dụng nói chung: gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF.

Gỗ công nghiệp MFC

Được viết tắt thay cho thuật ngữ Melamine Faced Chipboard, MFC được biết đến là loại ván gỗ dăm có lớp nhựa Melamine phủ lên trên bề mặt bên ngoài, trong đó lại chia thành 2 loại nhỏ hơn là MFC OSB và MFC PB.

MFC OSB có thể hiểu đơn giản là loại ván dăm công nghiệp được làm từ nguyên liệu vỏ cây bào cùng các chất kết dính. MFC PB hay ván dăm PB lại là loại được làm từ các loại cây rừng trồng và thu hoạch ngắn ngày, thường cho tính chất bền, bề mặt rộng, chủng loại phong phú.

Nguyên liệu để làm nên một tấm gỗ MFC hoàn chỉnh thường từ các loại cây rừng như bạch đàn, keo, cao su…các loại cây ngắn ngày nói chung.

Để sản xuất ra được một tấm gỗ công nghiệp MFC, trước tiên, gỗ sẽ được đưa vào máu băm băm nhuyễn. Tiếp đến là công đoạn trộn cùng keo công nghiệp và đưa vào máy ép.

"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
MFC được biết đến là loại ván gỗ dăm có lớp nhựa Melamine phủ lên trên bề mặt bên ngoài.

Máy ép sẽ cho ra các loại ván gỗ MFC với nhiều kích thước và độ dày khác nhau, có thể kể đến như dày 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly….(1 ly tương đương 1mm). Sau cùng cho ra tráng phủ một lớp Melamine ngoài cùng trên bề mặt, lớp “áo” này giúp gỗ chống trầy xước và chống thấm nước.

Kích thước của gỗ công nghiệp MFC thường theo một mức tiêu chuẩn, thông dụng là loại với độ dày 18mm hoặc 25mm, kích thước ván chuẩn là 1220mm x 2440mm.

Gỗ MFC cũng thường được phân thành 2 loại riêng biệt, một loại gỗ thường và một loại gỗ xanh chịu ướt, chịu ẩm. Theo đó, loại thường dùng nhiều cho việc gia công các sản phẩm văn phòng, môi trường làm việc, học tập như bàn làm việc, bàn họp, tủ cất tài liệu, bàn ghế học sinh…

"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
Kích thước của gỗ công nghiệp MFC thường theo một mức tiêu chuẩn, thông dụng là loại với độ dày 18mm hoặc 25mm, kích thước ván chuẩn là 1220mm x 2440mm.

Gỗ MFC lõi xanh, đặc biệt hơn, nhờ đặc tính chống ẩm cao, chịu được môi trường ướt nên những nơi có độ ẩm cao như toilet, tủ bếp…trong nhà thường dùng loại gỗ này. Điều này là do MFC trong công đoạn chế biến đã được hòa trộn loại keo đặc biệt, màu xanh rất đặc trưng.

Tất nhiên giá thành MFC lõi xanh cũng cao hơn loại MFC thông thường.

Đặc điểm phân biệt ván gỗ MFC bằng mắt thường chính bề mặt gỗ thường không láng mịn và thô ráp; cốt gỗ ván dăm MFC cũng có nhiều màu sắc khác nhau, có thể kể đến như cốt trắng, cốt đen hay cốt xanh chịu ẩm đã nói đến ở trên.

"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
Đặc điểm phân biệt ván gỗ MFC bằng mắt thường chính bề mặt gỗ thường không láng mịn và thô ráp.

Ưu điểm của ván gỗ MFC:

Chất liệu gỗ MFC được sử dụng rộng rãi trong nội thất văn phòng, các chung cư, nhà ở, trường học hay bệnh viện…không gian nội thất tập thể cộng đồng nhờ vào các ưu điểm đặc trưng của riêng mình.

  • Gỗ MFC có khả năng chống biến dạng, cong vênh hay bong tróc sau thời gian dài sử dụng.
  • Khó bị mối mọt tấn công vì đã được xử lý hóa chất diệt côn trùng kỹ lưỡng khi chế biến thô.
  • Đặc tính chống ẩm tốt nên vô cùng phù hợp với khu vực nóng ẩm mưa nhiều.
  • Gỗ MFC có giá thành rất phổ thông và hợp lý, có thể cách âm và cách nhiệt tốt.
  • Bề mặt gỗ bên ngoài phẳng, nhẵn và trơn nên thao tác vệ sinh cũng từ đó mà dễ dàng thuận tiện hơn cả.
  • Khả năng ứng dụng linh hoạt cho mảng thiết kế nội thất và thi công công trình.
  • Bảng màu đa dạng phong phú lại thân thiện môi trường, an toàn sức khỏe người sử dụng.

Nhược điểm của ván gỗ MFC:

  • Nguy cơ bung hở nếu tiếp xúc lâu ngày với nước.
  • Bề mặt hoa văn không có tính thẩm mỹ cao, đường nét không chân thật như gỗ tự nhiên
  • Khả năng chịu mài mòn còn khá yếu, không sánh bằng các loại gỗ công nghiệp khác.
  • Ván gỗ MFC có hạn chế về độ dày.
"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
Khó bị mối mọt tấn công vì đã được xử lý hóa chất diệt côn trùng kỹ lưỡng khi chế biến thô.

Ứng dụng thực tế trong đời sống của gỗ MFC:

Người ta thường dùng MFC cho việc thiết kế nội thất văn phòng công ty, nhà ở dân dụng, trường học và các bệnh viện sức chứa lớn; các sản phẩm từ gỗ MFC có thể kể đến như bàn làm việc, tủ tài liệu hồ sơ hay vách ngăn văn phòng.

Là một chất liệu hiện đại với đa dạng các gam màu đơn sắc dễ sử dụng như đen, trắng, nâu…đến các gam sôi động, trẻ trung, vô cùng bắt mắt khác như đỏ, cam, hồng…chất liệu gỗ công nghiệp MFC ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất vì mang tính thời trang cao.

Gỗ công nghiệp MDF

Gỗ công nghiệp MDF hay còn gọi là Medium Density Fiberboard, dịch ra có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. MDF vẫn thường được biết đến là tên gọi chung cho các ván ép bột sợi được nén với tỷ lệ trung bình medium density, hoặc tỷ lệ nén cao hardboard.

Để phân biệt chúng với nhau có thể dựa vào thông số vật lý, các đặc tính cơ học như độ dày ván, bề mặt ván có kết cấu và được xử lý như nào mà nhận biết từng loại.

Những nguyên liệu chính làm nên gỗ công nghiệp MDF có thể là gỗ vụn, nhánh cây tạo bột sợi gỗ, chất bảo vệ gỗ, parafin wax, chất làm dính, chất chống mối mọt xâm hại, chống mốc, keo trộn, bột độn vô cơ…

"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
Gỗ công nghiệp MDF hay còn gọi là Medium Density Fiberboard, dịch ra có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình.

Về quy trình sản xuất, cây sẽ được cho từng nhánh vào máy nghiền, nghiền thành các sợi gỗ nhỏ, đưa vào bồn lọc đi hết các tạp chất, khoáng chất nhựa rồi cho vào máy trộn.

Gỗ công nghiệp MDF trộn nhiều thành phần với nhau bao gồm keo đặc chủng, chất làm dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn, bột sợi gỗ…đưa vào máy ép ép ra các ván tấm với độ dày 3 ly, 6 ly, 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly, kích thước thông thường 1220mm x 2440mm.

Trong quy trình sản xuất gỗ MDF chia ra làm 2 loại chính là quy trình khô và quy trình ướt, nhà sản xuất có thể cân nhắc chọn lựa cho mình một quy trình “vừa vặn” nhất, tùy theo mức độ máy móc đã đầu tư và những ưu, nhược điểm riêng của từng dạng.

Theo đó, quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MDF khô bao gồm bột gỗ khô kết hợp cùng keo và phụ gia, trộn đều và đem đi sấy sơ. Sau đó người ta dùng phần bột sợi đã được áo keo trải ra máy rải, cào thành các tầng khác nhau theo độ dày và kích thước ban đầu dự định.

"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
Loại gỗ công nghiệp MDF Veneer là các tấm MDF được phủ thêm 1 lớp Veneer mỏng bên ngoài, đó có thể là Veneer xoan đào, Ash, sồi,…

Bước tiếp theo là đưa gỗ qua máy ép gia nhiệt, ép đi ép lại nhiều lần. Lần đầu tiên ép sơ bộ lớp bề mặt trên, lớp thứ 2 và lớp thứ 3, lần ép 2 tiến hành ép 3 lớp này dính lại thành một. Máy ép nhiệt có chức năng kích hoạt chế độ bốc hơi nước trong hỗn hợp và làm keo hóa thành thể rắn chắc chắn.

Sau khi ép, các miếng ván thành phẩm được cho “ra lò” và bắt đầu quy trình “tỉa tót” lại cho vẻ ngoài hoàn chỉnh hơn bằng việc cắt biên, chà nhám và phân loại.

Với quy trình sản xuất MDF ướt, bột gỗ sẽ được phun nước làm ướt, kết vón tạo thành dạng vẩy Mat Formation, tương tự sau đó cũng đem đi cào rải và mang ép nhiệt cho độ dày sơ bộ. Tấm ván tiếp đó sẽ được dùng công nghệ cán hơi ở nhiệt độ cực cao nhằm giúp hai mặt nén chặt lại với nhau, rồi hong khô.

Gỗ MDF có 3 loại chính, thường phân chia theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ, chất keo kết dính, phụ gia…Loại MDF trơn có lớp sơn PU bao phủ bên ngoài; MDF chịu nước cũng là loại trơn như được trộn với keo chịu nước khi sản xuất, phù hợp cho các nơi có khả năng tiếp xúc nước thường xuyên, nơi có độ ẩm cao.

Loại gỗ công nghiệp MDF Veneer là các tấm MDF được phủ thêm 1 lớp Veneer mỏng bên ngoài, đó có thể là Veneer xoan đào, Ash, sồi, căm xe…điều này giúp cho các sản phẩm gỗ công nghiệp MDF Veneer có vẻ ngoài không khác mấy so với gỗ tự nhiên.

Một số trường hợp đặc biệt, gỗ MDF còn cho tính thẩm mỹ cao hơn nhờ đường nét tinh tế, đồng thời cùng một lúc có thể phối hợp nhiều loại vân gỗ với nhau rất lý tưởng cho phong cách nội thất hiện đại hoặc tân cổ điển.

Một trong những cách để phân biệt 2 loại gỗ công nghiệp MFC và MDF bằng mắt thường chính là: MFC nguồn gốc ván dăm nên thô và các vụn gỗ không mịn, không đồng nhất, trong khi đó, MDF mịn màng, kết cấu nhuyễn hơn, bề mặt không thấy rõ các dăm gỗ thô, to.

"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
Bề mặt MDF so với gỗ tự nhiên thường rộng hơn nhiều, có thể ứng dụng tạo hình các sản phẩm nội thất kích thước lớn mà không cần giai đoạn ghép nối.

Ưu điểm của ván gỗ MDF:

  • Ván gỗ công nghiệp MDF có độ bám sơn cao nên thích hợp cho việc dùng làm đồ nội thất trang trí, không gian nhiều màu sắc dành cho trẻ em, triển lãm thương mại.
  • Đa dạng về bảng màu, màu sắc phong phú dễ dàng ứng dụng thiết kế nhà hiện đại.
  • Kết cấu đặc biệt nên ván gỗ công nghiệp MDF có thể uốn thành các dáng cong cho những tạo hình cầu kỳ, đường nét uyển chuyển.
  • Gỗ công nghiệp MDF dẽ gia công, khó cong vênh, cách âm tốt, cách nhiệt tốt, không có tình trạng mốt mọt xâm hại như gỗ như tự nhiên.
  • Giá thành “mềm” hơn so với gỗ tự nhiên
  • Kết cấu đồng nhất nên các cạnh ván không bị sứt mẻ trong quá trình cắt tạo hình, đường ôm vẫn “mịn” và “mượt”.
  • Với bề mặt phẳng và nhẵn nhụi, sử dụng gỗ MDF có thể chọn nhiều loại với các bề mặt khác nhau, bên ngoài có thể sơn hoặc ép các chất khác như Melamine, Laminate…
  • Vì thời gian gia công nhanh, số lượng gỗ khá ổn định nên MDF phù hợp với việc sản xuất hàng loạt.
  • Bề mặt MDF so với gỗ tự nhiên thường rộng hơn nhiều, có thể ứng dụng tạo hình các sản phẩm nội thất kích thước lớn mà không cần giai đoạn ghép nối.

Nhược điểm của ván gỗ MDF:

  • Một trong các ưu điểm của MDF là khả năng chịu nước kém, tuy nhiên người dùng có thể khắc phục bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm cao cấp.
  • Độ cứng của MDF thấp nên thường rất dễ gặp tình trạng mẻ cạnh nếu không được giữ gìn cẩn thận.
  • Bên cạnh đó, gỗ MDF cũng còn bất tiện về độ dày trong kết cấu, muốn tạo hình sản phẩm với độ dày lớn hơn phải ghép nhiều tấm ván lại với nhau.
  • Bề mặt của MDF cũng khó có thể dùng chạm trổ các họa tiết như gỗ tự nhiên, những trang trí hoa văn hay màu sắc sẽ được ép trực tiếp lên trên bề mặt.
  • Trong một số trường hợp, ván MDF có thể gây hại cho sức khỏe người dùng do thành phần Formaldehyde có trong gỗ.

Ứng dụng của gỗ MDF:

Gỗ công nghiệp MDF thường được dùng làm giường, tủ, kệ, cửa, bàn ghế…trong gia đình, bên trên bề mặt ngoài sẽ được phủ các lớp Melamine hoặc Laminate tùy nhu cầu người dùng.

Gỗ công nghiệp HDF

Gỗ công nghiệp HDF được viết tắt từ chữ High Density Fiberboard, dịch ra là tấm gỗ HDF, ván ép HDF, ép dưới áp lực cao. HDF có nguồn gốc nguyên liệu chiếm đến 80, 85% gỗ tự nhiên, cùng phụ gia, các chất keo dính.

Tùy vào nguồn nguyên liệu lúc đưa vào ban đầu mà gỗ có thể có màu xanh, hoặc trắng. Đặc tính màu sắc này không tác động nhiều đến chất liệu lõi gỗ bên trong.

"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
Gỗ công nghiệp HDF được viết tắt từ chữ High Density Fiberboard, dịch ra là tấm gỗ HDF, ván ép HDF, ép dưới áp lực cao.

Để sản xuất gỗ công nghiệp HDF, người ta dùng bột gỗ là gỗ tự nhiên, gỗ rừng trồng luộc và sấy dưới tác động của nhiệt độ cao trong khoảng 1000 -2000 độ. Quá trình xử lý này được thực hiện dưới dây chuyền công nghiệp hiện đại, sẽ giúp gỗ bài trừ được hết chất keo nhựa bên trong và nước được loại bỏ, sấy khô hoàn toàn.

Tiếp đến, người ta sẽ trộn bột gỗ với các chất phụ gia để gia tăng độ cứng và chống mối mọt x6m hại. Thành phần bột gỗ được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2). Các tấm gỗ thành phẩm có kích thước thông thường từ 2.000 mm x 2.400 mm, độ dày trong khoảng 6 mm – 24 mm.

Để phân biệt gỗ HDF bằng mắt thường, ta có thể nhận biết bằng cách xem xét màu sắc của gỗ, màu gỗ HDF toát ra vẻ ngoài sáng sủa và đồng nhất, bề mặt chất liệu cũng mịn, phẳng, nhẵn nhụi và cứng cáp.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp HDF:

  • Đây là loại gỗ công nghiệp với khả năng cách âm tốt, chịu được nhiệt độ cao, dùng phần lớn để chế tạo sản xuất nội thất văn phòng, phòng học, phòng ngủ gia đình.
  • Bên trong tấm HDF cứng cáp vì có khung gỗ xương ghép công nghiệp, cùng với khả năng chống mối mọt vì được xử lý hóa chất côn trùng kỹ lưỡng khi sơ chế.
  • Gỗ HDF có ưu thế về trọng lượng, trọng lượng nhẹ, không cong vênh, co ngót dưới tác động khắc nghiệt của thời tiết như gỗ tự nhiên.
  • Bảng màu HDF đa dạng, dễ dàng đáp ứng nhu cầu phong phú của quý khách hàng, đổng thời có thể chuyển đổi màu sơn như mong muốn.
  • Bề mặt gỗ HDF nhẵn bóng, thống nhất mang đến nét đẹp toàn diện cho vẻ ngoài. Kết cấu bên trong ván gỗ HDF mật độ cao hơn nên cứng hơn, lại có khả năng chống ẩm tốt hơn MDF. Gỗ HDF có thể xem là loại cứng nhất trong những loại vừa kể qua.

Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF:

  • Gỗ công nghiệp không có khả năng chống nước tốt, nên chú trọng vấn đề đặt đồ dùng làm từ gỗ công nghiệp HDF trong môi trường ẩm ướt.
  • Còn vướng nhiều hạn chế về độ dày và độ dẻo dai.
  • Trong vài trường hợp, có thể gỗ HDF có hạo cho sức khỏe người dùng.
  • Gỗ HDF cũng không thể chạm trổ các họa tiết hoa văn cầu kỳ, tinh xảo như gỗ tự nhiên thông thường.
"Điểm danh" 3 loại gỗ công nghiệp cơ bản trong nội thất hiện nay
Vì độ bền, độ cứng và tính ổn định cao nên HDF có thể dùng làm sàn gỗ công nghiệp, tiết kiệm chi phí khá nhiều so với gỗ tự nhiên.

Ứng dụng của gỗ công nghiệp HDF:

  • Gỗ công nghiệp HDF có thể dùng cho cả nội thất và ngoại thất, được sử dụng sản xuất tấm dán tường, vách ngăn, tủ gỗ, cửa sổ, cửa chính ra vào…
  • Vì độ bền, độ cứng và tính ổn định cao nên HDF có thể dùng làm sàn gỗ công nghiệp, tiết kiệm chi phí khá nhiều so với gỗ tự nhiên, mà vẫn cho thiết kế đẹp như mong muốn.

Gỗ công nghiệp là chất liệu được sử dụng rất nhiều trong ngành thiết kế nội thất, không chỉ thân thiện môi trường mà còn có giá thành phải chăng với số đông túi tiền người tiêu dùng phổ thông.

Gỗ công nghiệp cũng thân thiện với sức khỏe người sử dụng, đây được xem là một phương án hiệu quả trong việc giảm thiểu số lượng cây rừng bị đốn bỏ để lấy gỗ, tái sử dụng các phần gỗ thừa không gây lãng phí.

Bề mặt gỗ công nghiệp có thể được bao phủ bằng những chất gì?

Gỗ công nghiệp, như đã biết, là loại gỗ có loại được trộn từ nhiều nguyên liệu khác nhau mà thành. Tương ứng với 3 loại gỗ công nghiệp vừa đề cập bên trên, bề mặt bao phủ bên ngoài của chất liệu này cũng đa dạng không kém, bao gồm: Melamine, Laminate, Veneer, sơn bệt, giấy sơn phủ PU.

Gỗ công nghiệp phủ Melamine (MFC – Melamine Face Chipboard )

Gỗ công nghiệp phủ Melamine là loại có bề mặt nhựa tổng hợp với độ dày từ 0,4 đến 1 rem “khoác” lên trên cốt gỗ bên trong, thường lõi là ván dăm Okal hoặc ván mịn MDF.

Tổng độ dày tấm gỗ Melamine sau khi hoàn thiện dao động từ 18mm đến 25mm, kích thước phổ thông trong khoảng 1220 x 2440 hoặc 1830 x 2440mm.

Bề mặt gỗ công nghiệp có thể được bao phủ bằng những chất gì?
Gỗ công nghiệp phủ Melamine (MFC – Melamine Face Chipboard ), bên trong lõi là ván dăm.

Bảng màu gỗ MFC đa dạng với rất nhiều màu sắc đồng đều nhau, con số lên gần đến 1000 màu. Bề mặt này còn có khả năng chống xước tốt, hình dạng khó cong vênh hay bị mối mọt bên ngoài tấn công.

Melamine cho các màu nổi bật và tươi sáng, màu lên rất đều nên hay được ưa chuộng dùng cho các không gian chuyên nghiệp cần tính thẩm mỹ cao, như văn phòng, khách sạn, hoặc trang trí nội thất gia đình.

Giá tiền gỗ phủ Melamine phải chăng, thường sử dụng rộng rãi làm bàn ghế, tủ, hộc, kệ, móc, giường… cho cả văn phòng và gia đình, nhưng vì còn chịu nước kém nên không hay sử dụng tạo hình sản phẩm nội thất gần bếp, nhà tắm, những nơi dễ dính nước.

Gỗ công nghiệp bên ngoài phủ Laminate

Gỗ công nghiệp Laminate là loại gỗ có bề mặt làm từ chất liệu nhựa tổng hợp, lớp “áo” bên ngoài thường có độ dày từ 0.5 đến 1mm. Thông thường ta có thể dễ dàng phân biệt giữa Laminate và Melamine qua đặc điểm này, Laminate dày hơn nhiều so với Melamine.

Laminate khi được sử dụng hay có độ dày dao động từ 0.7 đến 0.8mm, chủ yếu dùng làm lớp “áo” ngoài cho cốt gỗ ván dán Okal hoặc ván mịn MDF. Một đặc điểm khác không thể không nhắc đến, chính là Laminate có thể được uốn cong với công nghệ postforming để tạo hình làm mặt bàn, mặt ghế, hộc tủ…

Bề mặt gỗ công nghiệp có thể được bao phủ bằng những chất gì?
Gỗ công nghiệp bên ngoài phủ Laminate đẹp sang trọng.

Dạng Laminate uốn cong postforming bề mặt ứng dụng cho ra đời những sản phẩm đẹp và bền, không chỉ xuất hiện làm chất liệu cho mặt bàn, mặt tủ, Laminate còn dùng chế tác cho các tủ bếp, phòng họp, hội trường, ốp tường nhà ở…

Gỗ công nghiệp laminate có nhiều ưu điểm nổi trội, bền bỉ và bảng màu đa dạng phong phú không thua kém bất kỳ “người anh em” nào.

Gỗ công nghiệp lớp ngoài phủ veneer

Gỗ công nghiệp veneer hay còn được gọi là veneer lạng, chính là các tấm veneer bao phủ bên ngoài cốt gỗ công nghiệp MDF bên trong. Người ta cũng có thể dùng cốt gỗ ván dăm hoặc cốt gỗ ghép thanh Finger.

Bề mặt gỗ công nghiệp có thể được bao phủ bằng những chất gì?
Gỗ công nghiệp lớp ngoài phủ veneer đạ được lạng mỏng bằng máy.

Lớp veneer bên ngoài có thể hiểu là lớp gỗ tự nhiên thuần nguyên thanh được bào mỏng, lạng mỏng thành miếng độ dày từ 0.3 đến 0.5mm, rồi dán lên cốt gỗ. Sau đó gỗ sẽ được mang xẻ và sơn phủ PU, dùng làm các món đồ nội thất như giường, bàn ghế, tủ, hay thậm chí ốp vách, làm các vách ngăn ngăn cách văn phòng, gia đình…

Gỗ công nghiệp bề mặt sơn bệt

Gỗ công nghiệp với bề mặt sơn bệt là loại có cốt gỗ MDF bên trong được sơn phủ bên ngoài lớp PU. Sơn PU được dùng để “áo” trực tiếp 1 lớp lên cốt gỗ lõi sau khi sơn lót, chà nhám.

Bề mặt gỗ công nghiệp có thể được bao phủ bằng những chất gì?
Gỗ công nghiệp bề mặt sơn bệt truyền thống tiết kiệm chi phí.

Bề mặt gỗ công nghiệp sơn bệt có thể dùng cho việc chế tác đồ dùng nội thất của showroom, phòng em bé, phòng các bạn nữ vì màu sắc tươi tắn đa dạng. Một số màu thường dùng như trắng, ghi, xanh, hồng…

Sơn bệt sẽ làm mất đi hoàn toàn vân gỗ và màu gỗ nguyên bản, cho tấm gỗ lên màu mới hoàn toàn đáp ứng nhu cầu chế tác và trang trí như chủ nhà mong muốn.

Gỗ công nghiệp bề mặt dán giấy sơn phủ PU

Gỗ công nghiệp với bề mặt dán giấy sơn PU được ứng dụng làm bàn giám đốc, tủ giám đốc, bàn trà…trước đây vốn là chọn lựa của đa số các khách hàng vì công nghệ chế tác bề mặt, sơn phủ chưa phát triển nhiều hình thức như bây giờ.

Bề mặt gỗ công nghiệp có thể được bao phủ bằng những chất gì?
Gỗ công nghiệp bề mặt dán giấy sơn phủ PU sáng bóng cuốn hút.

Một trong các ưu điểm của kỹ thuật này chính là giá thành thực hiện tương đối thấp, dù bề mặt dán giấy lại không bền và dễ trầy xước, phục vụ khách hàng bình dân là chính.

Với các khách hàng có nhu cầu sử dụng gỗ công nghiệp cao cấp luxury hơn, ngoài những loại bề mặt phổ biến vừa kể trên, còn nhiều bề mặt chuyên biệt khác nhưng khá xa xỉ, chỉ dùng theo yếu cầu như High Gloss hoặc Acrylic…

Ưu điểm và hạn chế của gỗ công nghiệp cho nội thất nhà ở

Dù mang danh là chất liệu ưa thích trong hầu hết các thiết kế nhà hiện đại, nhưng gỗ công nghiệp vẫn còn đó rất nhiều những hạn chế bên cạnh các ưu điểm nổi trội vốn đã được biết đến. Hãy cùng tìm hiểu thực tế.

Ưu điểm của gỗ công nghiệp

Một trong những nổi bật nhất của chất liệu gỗ công nghiệp không thể không nhắc đến, chính là giá thành của gỗ công nghiệp thường thấp hơn so với các loại gỗ tự nhiên rất nhiều lần.

Điều này là do quá trình gia công gỗ công nghiệp đơn giản hơn gỗ tự nhiên, dẫn đến những hao tổn về nhân công cũng ít đi, gỗ công nghiệp có thể được dùng để sản xuất ngay lập tức, tiết kiệm nhiều công đoạn rườm rà như tẩm sấy, chọn lọc.

Ưu điểm và hạn chế của gỗ công nghiệp cho nội thất nhà ở
Giá thành của gỗ công nghiệp thường thấp hơn so với các loại gỗ tự nhiên rất nhiều lần.

Mặt khác, giá phôi gỗ công nghiệp cũng được ghi nhận là rẻ hơn gỗ tự nhiên. Dù tùy từng loại gỗ công nghiệp khác nhau sẽ có mức giá khác nhau, nhưng đa phần gỗ công nghiệp dù cao cấp đến đâu cũng luôn có giá thấp hơn so với gỗ tự nhiên thuần trên thị trường.

Một ưu điểm thứ hai thường được đề cập khi nói về những đặc tính nổi trội của gỗ công nghiệp chính là khả năng giữ form chuẩn, không cong vênh hay biến dạng, co ngót dưới tác động của thời tiết trong thời gian dài.

Gỗ công nghiệp còn cực kỳ lý tưởng cho việc áp dụng sản xuất các loại cánh phẳng, có thể sơn màu đa dạng khác nhau phù hợp với phong cách thiết kế nội thất hiện đại, trẻ trung, sôi nổi màu sắc, công năng sử dụng cao.

Thời gian thi công sản xuất của gỗ công nghiệp thường nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể áp dụng sản xuất hàng loạt nhờ phôi gỗ đã có sẵn và được tạo hình dạng tấm, thợ thao tác không cần tốn công sức xẻ, bào, chà nhám, làm phẳng bề mặt…mà chỉ cần cắt – ghép – dán lại theo mẫu thiết kế, tiện lợi và nhanh chóng hơn.

Hạn chế của gỗ công nghiệp

Đặt lên bàn cân về độ bền giữa đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp kém hơn hẳn về tính bền bỉ lẫn tính dẻo dai. Nhưng điều này không còn là vấn đề khi xu hướng nội thất hiện nay đã khác xưa rất nhiều.

Không hướng đến các món đồ nội thất có giá trị hàng năm, thậm chí cả trăm năm tuổi như ngày xưa, nếu đó là loại gỗ tự nhiên tốt, mà mẫu mã nội thất hiện đại ngày nay chú trọng đến vẻ đẹp linh hoạt, model cập nhật liên tục theo xu hướng nội thất thế giới.

Ưu điểm và hạn chế của gỗ công nghiệp cho nội thất nhà ở
Dù là gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên, cũng cần lưu ý tránh nước cho các thiết bị và đồ dùng gỗ.

Độ bền gỗ công nghiệp, nhận xét khách quan có thể thường hơn 10 năm nếu được sản xuất từ đơn vị uy tín có đội ngũ thợ chế tác giàu kinh nghiệm.

Một trong những vấn đề khác làm ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ công nghiệp chính là khả năng hút nước. Các lớp sơn trên bề mặt nên được đảm bảo từ 4 đến 7 lớp để nước không thấm vào cốt gỗ bên trong làm bung keo, kết cấu lõi sẽ trở nên rời rạc, không thể sử dụng được.

Dù là gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên, cũng cần lưu ý tránh nước cho các thiết bị và đồ dùng gỗ, dù được sơn mặt ngoài cao cấp và kỹ lưỡng đến mức nào, cũng hạn chế sự va chạm của gỗ với nước nếu không muốn rút ngắn tuổi thọ sản phẩm.

Gỗ công nghiệp không có khả năng chịu lực mạnh tác động từ bên ngoài như gỗ tự nhiên, vì kết cấu vốn dĩ là các nguyên liệu rời chắp dính lại với nhau. Cũng như rất khó để ứng dụng làm đồ chạm trổ, các đồ họa tiết, đường soi.

Ưu điểm và hạn chế của gỗ công nghiệp cho nội thất nhà ở
Các lớp sơn trên bề mặt nên được đảm bảo từ 4 đến 7 lớp để nước không thấm vào cốt gỗ bên trong làm bung keo.

Đặc tính cơ lý và cấu trúc liên kết của gỗ công nghiệp không cho phép tạo hình vẻ ngoài nhiều chi tiết mỹ thuật cầu kỳ như gỗ tự nhiên, các mảng hoa văn, đường nét họa tiết tỉ mẩn rất khó để thể hiện trên bề mặt gỗ có hồn như mong muốn.

Tuổi thọ sử dụng của gỗ công nghiệp kém hơn gỗ tự nhiên khá nhiều, dù tuổi đời của các món đồ dùng thường kéo dài trên dưới 10 năm, nhưng nếu mong chờ một sản phẩm bền bỉ “truyền đời”, các thiết kế gỗ công nghiệp chắc chắn không phải là chọn lựa phù hợp vì cần phải tân trang, thay mới sau thời gian dài sử dụng.

Với những ai yêu thích phong cách trẻ trung hiện đại, màu sắc đa dạng, gỗ công nghiệp là chất liệu nên cân nhắc. Ngược lại, không khí ấm cúng cổ điển dành cho đối tượng người lớn tuổi hoặc không gian sang trọng trang nghiêm, các vân gỗ hoàn hảo tự nhiên sẽ làm tốt vai trò của mình hơn.

Ưu điểm và hạn chế của gỗ công nghiệp cho nội thất nhà ở
Với những ai yêu thích phong cách trẻ trung hiện đại, màu sắc đa dạng, gỗ công nghiệp là chất liệu nên cân nhắc.

Trên đây, DUX vừa đưa đến các bạn thông tin chi tiết nhất giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về chất liệu gỗ công nghiệp phổ biến trong thiết kế nội thất. Luôn mong muốn có được sự tin dùng từ phía khách hàng, DUX chủ động sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp cao cấp cho việc sản xuất và chế tác sản phẩm. 

Nhờ đặc tính dễ tạo hình, chất liệu gỗ công nghiệp qua “bàn tay” đội ngũ thợ tài hoa nhà DUX càng tỏa sáng với các thiết kế cuốn hút khí rời mắt. Đến với DUX để được trải nghiệm chất lượng nội thất hàng đầu theo công nghệ tiên tiến nhất, mẫu mã cập nhật liên tục chắc chắn không làm bạn thất vọng.

DUX Việt Nam – Đơn vị chuyên thiết kế, sản xuất và cung cấp nội thất cao cấp

  • Văn Phòng Thiết Kế: Số 69/10 Đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng sản xuất: Số 326 Nguyễn Thị Na, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: duxvietnam@gmail.com
  • Website: DUX.VN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
Chat Zalo
Chuyên mục