Gỗ MDF là gì? Có tốt không? Gồm những loại nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Chất liệu MDF trong thiết kế nội thất là gì? Có phải đây là một loại gỗ công nghiệp với nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với gỗ tự nhiên? MDF có phong phú trong chủng loại cho quý khách hàng tham khảo chọn lựa không?

Những thông tin giải đáp sau đây sẽ làm sáng tỏ hết thắc mắc của bạn, cũng như cung cấp cái nhìn đầy đủ nhất về chất liệu nội thất “quốc dân” này.

Gỗ công nghiệp MDF trong nội thất là chất liệu gì?

Gỗ công nghiệp MDF hay còn được biết đến với cái tên chuyên ngành Medium Density Fiberboard là một loại ván sợi có các kết cấu phần tử bên trong phân bố với mật độ trung bình.

Gỗ công nghiệp MDF trong nội thất là chất liệu gì?
Gỗ MDF trong nội thất với thiết kế màu sắc đa dạng.

Đồng thời cùng với đó, MDF còn là tên gọi biểu hiện cho tỉ trọng gỗ bên trong chất liệu này. Đạt tỷ trọng gỗ trong kết cấu ở mức trung bình, MDF đặc hơn gỗ ván dăm như không khít như gỗ HDF bền cứng.

Gỗ công nghiệp MDF trong nội thất là chất liệu gì?
Họa tiết vân gỗ đẹp sang trọng và chân thực.

Chính vì tính chất này, đây là loại chất liệu dành cho phân khúc người dùng phổ thông, đáp ứng tốt các yêu cầu dử dụng nội thất cơ bản tầm trung.

Gỗ MDF có cấu tạo ra sao?

Để làm ra một tấm ván ép MDF, người ta sẽ dùng các chất liệu như bột sợi gỗ, chất bảo vệ gỗ, bột trộn vô cơ, sáp chống ẩm, chất keo kết dính rồi cho chúng hòa quyện thành một hỗn hợp chung.

Gỗ công nghiệp MDF trong nội thất là chất liệu gì?
Cấu trúc bên trong ván MDF không quá khít, dày hơn so với ván MFC nhưng lại thưa hơn ván HDF.

Thành phần hỗn hợp sau đó sẽ được mang đi nén ép với máy ép lực từ 680 – 840 kg/m3. Dù cấu thành chủ yếu từ bột sợi gỗ với tính chất mềm mịn, bên trong hỗn hợp vẫn có các dăm gỗ cứng, chính dăm gỗ kết hợp cùng bột độn sẽ đem lại độ bền chắc tương đối cho thành phẩm.

Gỗ công nghiệp MDF trong nội thất là chất liệu gì?
Màu gỗ tươi sáng mang lại cảm giác gần gũi, thân thiện.

Các chất sáp chống ẩm, chống nấm mốc mối mọt là một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất mọi loại gỗ công nghiệp. Các chất liệu gỗ công nghiệp như ván MDF thường nổi tiếng vì ưu điểm cho khả năng chống mối mọt “đỉnh cao” nhờ được xử lý hóa chất sâu bọ kỹ lưỡng trước khi đem đi cưa xẻ, tạo hình.

Gỗ công nghiệp MDF trong nội thất là chất liệu gì?
Vì cốt gỗ MDF được phủ bên ngoài “lớp áo” thời trang nên vô cùng phù hợp cho mục đích trang trí.

MDF khi hoàn thiện thường sẽ có hình dạng là các tấm ván tiêu chuẩn theo kích thước 1.2 – 2.4 m, độ dày ván cũng đa dạng không kém với các số đo lần lượt bao gồm: 2.3mm, 2.5mm, 3.0mm, 4.0mm, 5.5mm, 6.0mm, 15.0mm, 19.0mm, 25.0mm…vô cùng tiện dụng với nhu cầu sử dụng phong phú của khách hàng.

Khi chưa bao phủ các lớp phủ bên trên bề mặt, một tấm MDF thô thường dễ nhận biết với bề mặt nhẵn, phẳng phiu, dễ dàng quan sát cấu trúc cấu thành là những tinh thể đồng nhất, mang màu rơm nhạt phổ biến.

Gỗ công nghiệp MDF trong nội thất là chất liệu gì?
Một tấm MDF dễ dàng quan sát cấu trúc cấu thành là những tinh thể đồng nhất, mang màu rơm nhạt.

Với các loại đặc biệt hơn, theo nhu cầu sử dụng riêng biệt của khách hàng, nhà sản xuất  đã cho ra đời gỗ MDF có các màu sắc nổi bật đặc trưng khác. Khi nhắc đến MDF xanh lá cây là gỗ MDF chống ẩm, hoặc gỗ MDF đỏ là loại chuyên chịu hóa chất.

Không chỉ có giá thành ổn định, MDF còn có tính năng bề mặt phong phú và tính thẩm mỹ cao, MDF có thể kết hợp cùng bề mặt Laminate cho ra hơn 80 màu khác nhau, hoặc kết hợp cùng Melamine tạo thành bảng màu 200 tông sắc phong phú và đa dạng.

Gỗ công nghiệp MDF trong nội thất là chất liệu gì?
MDF lõi xanh với tính năng chống ẩm đặc trưng.

Có thể thấy rằng, không có gì quá khó hiểu khi MDF trở nên phổ biến trong ngành thiết kế nội thất. Chính những đặc tính trên đã giúp chất liệu này chiếm cảm tình của người dùng trên toàn thế giới, chưa bao giờ thôi hết “hot” từ lúc xuất hiện cho đến tận ngày nay.

Gỗ MDF dùng làm nội thất có tốt không?

Gỗ MDF có tốt không, có đáng tiền không chính là câu hỏi DUX thường nhận được nhiều nhất. Những ưu điểm và nhược điểm của chất liệu này sẽ được chỉ rõ dưới đây, cho bạn có cái nhìn đầy đủ hơn về chất liệu phổ biến này.

Ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp MDF

Một trong những ưu điểm đầu tiên không thể không nhắc đến, chính là khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt bền bỉ với thời tiết của MDF. Gỗ MDF thường không cong, vênh, co ngót, biến dạng sau thời gian dài sử dụng như chất liệu gỗ tự nhiên.

Đây được xem là một đặc tính cực kỳ lý tưởng cho các nước cho nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

Gỗ MDF dùng làm nội thất có tốt không?
Gỗ công nghiệp MDF cho khả năng chống mối mọt hiệu quả, loại trừ sâu bọ xâm hại.

Bên cạnh đó, bảng màu và hoa văn MDF cực kỳ phong phú, kết hợp cùng Melamine, Veneer, acrylic, laminate…là các chất liệu phủ bề mặt phổ biến, mang đến tính linh hoạt khi áp dụng dùng làm đồ nội thất cho nhiều không gian theo các phong cách khác nhau.

Bề mặt một tấm ván MDF như đã nói, cấu trúc phẳng, nhẵn mịn nên vô cùng dễ dàng cho việc thi công, tạo hình nội thất như mong muốn. Từ đây giúp tiết kiệm thời gian, công sức, việc chế tác cắt giảm được nhiều khâu xử lý thô như chà nhám, đẽo gọt gỗ tự nhiên.

Gỗ MDF dùng làm nội thất có tốt không?
Bảng màu đa dạng cuốn hút mắt nhìn.

Giá thành gỗ công nghiệp MDF thường phải chăng và “mềm” hơn so với gỗ tự nhiên, mà vẫn đảm bảo được chất lượng và tính thẩm mỹ cao như mong muốn. Điều này là do sự tận dụng thông minh nguyên liệu còn sót lại, tiết kiệm được nhân lực, quy trình sản xuất đơn giản hơn nên giá thành thấp hơn.

Loại gỗ dùng làm MDF thường là các cành cây, nhánh cây gỗ thừa mang đi xay nhuyễn, nghiền nát, tái sử dụng gỗ vụn nên sản xuất MDF là quy trình thận thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Gỗ MDF dùng làm nội thất có tốt không?
Chất liệu tái sử dụng gỗ thừa thân thiện môi trường.

Mọi sản phẩm gỗ công nghiệp, gỗ MDF thường có khả năng chống mối mọt tốt, không dễ bị hư hại dưới tác động của côn trùng. Nguồn cung nguyên liệu là gỗ vụn, gỗ thừa giúp cho gỗ công nghiệp MDF có mặt quanh năm trên thị trường, thuận lợi cho việc sản xuất hàng loạt.

Những hạn chế tồn đọng của gỗ MDF

Bên cạnh những ưu điểm, gỗ ván MDF cũng có nhiều hạn chế chưa được khắc phục. Không thể phủ nhận rằng, dù cho độ cứng hoàn hảo nhưng MDF vẫn không có được độ dẻo dai khi so với gỗ thịt thuần, hoặc so với các loại gỗ công nghiệp khác.

Gỗ MDF dùng làm nội thất có tốt không?
MDF dù đẹp như vẫn không thể chịu được các chạm khắc tinh xảo như gỗ thịt tự nhiên.

Một trong những thiệt thòi khác, chính là MDF không cho khả năng chạm khắc những đường nét tinh xảo, đục đẽo tạo hình cầu kỳ, công phu như gỗ tự nhiên. Do gỗ tự nhiên có kết cấu đóng kín đông đặc thành một khối, MDF lại được làm từ các vụn gỗ rời kết hợp lại với nhau.

Cùng đó, ván ép MDF thường không quá dày, muốn dùng thiết kế các món nội thất có độ dày cao đòi hỏi thợ phải ghép nhiều tấm mỏng lại với nhau.

Gỗ MDF dùng làm nội thất có tốt không?
MDF cũng cực kỳ kỵ nước, dễ bị trương phồng khi tiếp xúc nước trong thời gian dài.

Trên thang đo, độ đặc của cấu trúc MDF chỉ ở mức trung bình, không cho khả năng chịu lực cao như HDF nên thường dễ bị lõm bề mặt nếu không bảo quản khi sử dụng. Gỗ MDF cũng không “thân thiện” với nước vì thường xảy ra tình trạng trương nở, cong vênh sau thời gian dài ngâm trong nước, trừ loại lõi xanh đặc thù.

Gỗ MDF có độc hại? Có an toàn cho người dùng không?

Người dùng vẫn thường băn khoăn vì 2 chữ “công nghiệp” như nguồn gốc của sự hoài nghi về tính an toàn của gỗ MDF. Nhưng sự thật là, thành phần cấu tạo lẫn quy trình làm nên gỗ MDF cực kỳ đơn giản lại không gây hại cho sức khỏe con người.

Gỗ MDF dùng làm nội thất có tốt không?
Chất liệu MDF hoàn toàn an toàn cho sức khỏe người dùng.

Cấu tạo chủ yếu từ bột gỗ tự nhiên và keo, hào cùng các loại phụ gia với liều lượng trong mức độ cho phép, trải qua quá trình tẩm sấy giúp hỗn hợp đông đặc và cứng cáp hơn, có thể thấy, MDF lành tính nên được sử dụng rất nhiều trong sản xuất đồ dùng nội thất gia đình.

Gỗ MDF bao gồm những loại nào?

Gỗ MDF thường phân chia làm 2 loại chủ yếu, là gỗ công nghiệp MDF thường và MDF lõi xanh chống ẩm. Bên cạnh đó, về sau còn xuất hiện thêm gỗ MDF đỏ cho khả năng chống cháy với mục đích sử dụng riêng biệt.

Gỗ công nghiệp MDF thường

Như đã biết, gỗ công nghiệp MDF thường làm từ các sợi gỗ nhỏ mịn, kết dính nhau nhờ keo UF (urea formaldehyde), làm thành cốt ván MDF, có màu rơm nhạt.

Gỗ MDF bao gồm những loại nào?
Gỗ MDF thông thường kết dính nhau nhờ keo UF.

Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm

Gỗ công nghiệp MDF chống ẩm còn hay được biết đến dưới cái tên HMR (High moisture Resistance), thường là loại cao cấp với thành phần sản xuất chủ yếu từ gỗ vụn của các cây rừng Thái Lan, cây rừng Malaysia….

Thay vì dùng keo UF như gỗ MDF thông thường, HMR sẽ được kết dính nhờ keo MUF (melamine urea formaldehyde), PMDI (Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate) hoặc nhựa Phenolic cho khả năng tạo hình bền vững và cứng cáp hơn rất nhiều lần.

Gỗ MDF bao gồm những loại nào?
Gỗ MDF lõi xanh kết dính với nhau nhờ keo MUF (melamine urea formaldehyde), PMDI (Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate) hoặc nhựa Phenolic.

Khi sản xuất HMR, người ta thường thêm chất chỉ thị màu xanh để phân biệt, cũng là đặc tính nổi bật dễ nhận biết của chất liệu cao cấp này. Vì mang khả năng chống ẩm đặc biệt, không quá khó hiểu khi HMR có giá thành cao hơn so với ván gỗ MDF thông thường.

Gỗ MDF bao gồm những loại nào?
Không gian nhà bếp ẩm ướt là nơi có thể cân nhắc dùng chất liệu HMR.

Các kích thước phổ biến nhất của ván HMR có thể tìm thấy trên thị trường hiện nay bao gồm: 1220x2440mm; 1220x3050mm; 1830x3660mm; với các độ dày tương đối phong phú trải dài từ 2.5mm; 5.5mm; 6mm; 7mm; 8mm; 12mm; 15mm; 17mm; 18mm…đến 22mm.

Gỗ MDF bao gồm những loại nào?
Khả năng chống ẩm tốt sẽ giúp đồ dùng nội thất bếp kéo dài tuổi thọ hơn.

Ván HMR với ưu điểm nổi bật là chống ẩm trong không khí, đảm bảo đồ dùng trong nhà không bị mốc sau thời gian dài sử dụng, thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về công năng, yếu tố kỹ thuật khắt khe cũng như tính thẩm mỹ cần có của một chất liệu nội thất.

Gỗ MDF bao gồm những loại nào?
Chất liệu MDF lõi xanh cho không gian bếp thoáng đãng, tránh nấm mốc.

Nếu như khí hậu Việt Nam nóng ẩm thật sự là “cực hình” cho các chất liệu nội thất thông thường, gỗ MDF công nghiệp chống ẩm tốt, có thể co dãn khi nhiệt độ tăng, tính đàn hồi ổn định, đích thực là chọn lựa hoàn hảo cho mọi không gian vì hoàn toàn không có tình trạng nứt, mốc, cong vênh hay biến dạng xảy ra.

Gỗ công nghiệp MDF chống cháy

Với chất liệu gỗ công nghiệp MDF chống cháy, trong quá trình sản xuất ván gỗ được thêm vào thạch cao và xi măng như các phụ gia đi kèm. Không hoàn toàn dập tắt lửa như người ta thường nghĩ, thực tế cho thấy loại gỗ công nghiệp MDF đỏ chống cháy chỉ gia giảm phần nào mức độ lan tỏa của lửa.

Gỗ MDF bao gồm những loại nào?
Chất liệu MDF chống cháy với màu đỏ chuyên dụng đặc trưng.

Tấm ván vẫn tiếp tục cháy, vì cấu thành từ gỗ nên bắt buộc phải bắt lửa. Nhưng điểm đặc biệt chính là, thời gian bắt lửa sẽ lâu hơn, và mức độ đám cháy sẽ không tạo nên những ngọn lửa lớn.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay

Gỗ MDF có phong phú các loại bề mặt bao phủ bên trên dựa theo nhu cầu sử dụng của người dùng, những bề mặt nổi bật nhất phải kể đến chính là Acrylic, Melamine, Laminate, veneer, sơn bệt…Hãy cùng DUX tìm hiểu chi tiết hơn về từng loại.

Gỗ công nghiệp MDF phủ Acrylic

Gỗ công nghiệp MDF phủ Acrylic, cái tên Acrylic bắt nguồn từ cụm từ đầy đủ trong tiếng anh là High Gloss Acrylic. Chất liệu được nhận biết với bề mặt sáng bóng, thường sử dụng nhiều cho các không gian sang trọng, hiện đại.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Bề mặt MDF sáng bóng nhờ phủ Acrylic.

Với bề mặt trơn bóng, MDF phủ Acrylic thường có lớp ngoài phẳng mịn vượt trội so với “anh em” cùng dòng, độ mượt mà gấp 2 lần các loại MDF phủ sơn thông thường. Bề mặt sáng như gương của chất liệu này tạo hiệu ứng tốt cho việc phản chiếu hệ thống đèn và ánh sáng vào nhà.

Sở hữu bề mặt không quá khó lau chùi, dễ dàng làm sạch vết bẩn cũng như khắc phục các vết trầy xước nhanh chóng, các không gian sử dụng MDF phủ Acrylic đa phần trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Phản chiếu lung linh với bề mặt cửa tủ Acrylic.

Không chỉ vậy, gỗ MDF phủ Acrylic còn vô cùng đang dạng trong bảng màu, có hơn 100 mã màu từ các sắc trơn cơ bản đến gỗ họa tiết. Kích thước MDF phủ Acrylic cũng hoàn toàn linh động, với những tấm Acrylic dài đến 2.8m cho các thiết kế kịch trần.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Hơn 100 mã màu trơn và họa tiết giả vân gỗ với bề mặt Acrylic.

Chất liệu MDF phủ Acrylic có các ưu điểm nổi trội sau đây:

  • Bảng màu vô cùng phong phú và đa dạng cho khách hàng chọn lựa, đáp ứng tốt mọi nhu cầu và phong cách nội thất.
  • Phản chiếu ánh sáng hiện đại, tăng cường độ lung linh cho phòng.
  • Chất liệu trọng lượng nhẹ, không quá khó để vận chuyển hay cồng kềnh.
  • Kết cấu dễ tạo hình, phù hợp cho mục đích trang trí nội thất.
  • Chất lượng hàng đầu, bền bỉ, khó vỡ dưới tác động của các lực vật lý từ bên ngoài.

Gỗ công nghiệp MDF phủ Melamine

Melamine được nhìn nhận là loại bề mặt phổ biến nhất nhì, vì khả năng kết hợp tốt với nhiều loại cốt gỗ khác nhau, bao gồm cả cốt MDF thường, MDF chống ẩm lõi xanh,  cũng như phủ lên cốt HDF và cốt ván PB tạo thành MFC.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Thiết kế phủ Melamine cấu tạo nhiều lớp cho nội thất gia đình.

Chất liệu MDF phủ Melamine được sử dụng rộng rãi cho việc sản xuất đồ dùng, áp dụng vào nội thất gia đình. Hoặc nếu có sự đầu tư về kinh phí, có thể dùng cho nội thất văn phòng, trường học, bệnh viện…đều cho hiệu quả sử dụng cao hơn và tuổi thọ lâu hơn so với loại ván MFC thông thường.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
MDF phủ Melamine có bảng màu “khủng” với hơn 300 tông sắc.

Trên thị trường hiện nay MDF phủ Melamine có bảng màu “khủng” với hơn 300 tông sắc cho người dùng thoải mái chọn lựa. Từ các màu trơn như trắng, xám, đen…đến các họa tiết vân gỗ như óc chó, sồi, xoan đào, gỗ thích, giẻ gai…với đường nét tinh tế chân thật.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Giường ngủ thông minh từ chất liệu Melamine.

Melamine là chất liệu được ưa chuộng với các ưu điểm nổi bật và hiện đại:

  • Lớp phủ Melamine dùng cho cốt gỗ MDF hoàn toàn thân thiện với môi trường
  • Bảng màu đa dạng và phong phú cho nhu cầu người dùng
  • Giá thành hợp lý, phù hợp kinh tế gia đình cho mục đích sử dụng lâu dài.
  • Bền màu và có khả năng chống thấm nước tốt, chống ẩm ổn định.
  • Chịu được các va đập và lực tác động từ bên ngoài, khó trầy xước.
  • Khả năng chống mối mọt tối ưu, thuận tiện vệ sinh và lau chùi.

Gỗ công nghiệp MDF phủ Laminate

Laminate là một bề mặt có khả năng chịu nước tốt, cùng với khả năng chịu lửa vượt trội, bắt nguồn từ hợp chất khoa học High-pressure laminate (HPL). MDF phủ Laminate thường có bề mặt đẹp trang nhã với độ bền có thể lên đến hàng chục năm sử dụng.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Bảng màu đa dạng của cốt gỗ MDF phủ Laminate.

Mức độ chân thực của bề mặt Laminate có thể không còn phải bàn cãi, khi sự đa dạng về mẫu mã chính là một trong những ưu điểm đầu tiên phải nhắc đến. Bao gồm các bề mặt vân đá, vân gỗ, bề mặt đá sần sùi, bề mặt y hệt gỗ tự nhiên.

Chính sự kết hợp thú vị kỹ thuật 3D vào việc chế tạo bề mặt đã giúp cốt gỗ MDF phủ Laminate ngày càng được yêu thích vì tính thẩm mỹ cao độc đáo.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Laminate cực kỳ thời trang khi áp dụng vào nội thất văn phòng.

Những yếu tố giúp Laminate được đánh giá cao có thể kể đến như sau:

  • Gỗ MDF phủ Laminate là bề mặt lành tính gần gũi môi trường.
  • Chất liệu có độ uốn dẻo tốt dễ dàng tạo hình cong theo dáng sản phẩm như mong muốn.
  • Bề mặt trơn phẳng nên dễ dàng vệ sinh và lau chùi.
  • Đặc tính giữ màu bền bỉ, khó phai, khó trầy xước.
  • Khả năng chống mối mọt và sâu bọ vượt trội.
  • Không chịu nhiều ảnh hưởng do hóa chất tác động.
  • Khả năng chống chịu lực mạnh, chịu được lửa và nước.
  • Sở hữu ưu điểm có thể chống chịu ăn mòn tĩnh điện.

Gỗ công nghiệp MDF phủ veneer

Gỗ công nghiệp phủ veneer hay còn gọi là ván lạng. Veneer thường được biết đến như là các tấm ván lạng trực tiếp từ thân cây gỗ rừng tự nhiên với kích thước “siêu mỏng”.

Ván lạng Veneer giữ được đầy đủ các đặc tính nổi bật của cây gỗ gốc như vân gỗ, màu gỗ…các loại gỗ như sồi, xoan đào, óc chó…thường được sử dụng lạng mỏng. Hiện nay có 5 kỹ thuật lạng ván chủ yếu được áp dụng trên thế giới.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Veneer phủ cốt MDF đảm bảo cho thành phẩm độ chân thật không thua kém các bề mặt khác.

Gỗ MDF phủ veneer với cốt gỗ MDF thường dùng sản xuất bàn ghế, tủ, kệ, vách ngăn hay các loại vách ốp trong gia đình. Gỗ công nghiệp MDG veneer có giá thành phải chăng, hợp lý hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.

Những đặc tính của ván MDF veneer không hề thua kém so với chất liệu gỗ tự nhiên thông thường:

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Veneer lạng mỏng giữ được đường nét tinh tế từ vân gỗ thật.
  • Bề mặt MDF phủ veneer thường thuận tiện cho việc lau chùi, với khả năng ngăn ngừa triệt để tình trạng oxi hóa.
  • Veneer sở hữu đặc tính cực kỳ thân thiện với môi trường, sử dụng rất tiết kiệm gỗ tự nhiên mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ cao như mong muốn.
  • Veneer có thể tạo nên những nét cong, đường cong nên thợ chế tác có thể điều chỉnh linh hoạt theo từng dáng hình sản phẩm.
  • MDF phủ veneer có khả năng chống mối mọt, chống tình trạng cong vênh nhỉnh hơn so với gỗ tự nhiên. ‘
  • Giá thành phải chăng, tiết kiệm chi phí cho gia đình hơn gỗ thịt thông thường rất nhiều.

Gỗ công nghiệp MDF sơn bệt

Gỗ MDF sơn bệt dùng phổ biến trong các công trình nội thất có cốt gỗ bên trong là MDF, bên ngoài bề mặt trực tiếp được phủ lên trên bằng sơn PU.

Những bề mặt phủ bên trên gỗ MDF hiện nay
Sơn bệt là một phương thức truyền thống, phủ bên ngoài cốt gỗ những tông sắc tươi sáng.

Trước đó, cốt gỗ MDF trải qua các khâu sơn lót, chà nhám rồi mới đến công đoạn sơn màu. Các màu sơn tươi sáng thông dụng nhất bao gồm trắng, xanh, tím, vàng, đỏ…

Bề mặt gỗ MDF sơn bệt phục vụ đa dạng các đối tượng, bảng màu phong phú cho nhu cầu màu sắc mang tính chất trang trí, từ phòng trưng bày, triển lãm, đến phòng trẻ em, khách hàng nữ…

Ứng dụng chất liệu gỗ MDF trong thiết kế nội thất

Hiện nay gỗ công nghiệp MDF cực kỳ thông dụng trong ngành thiết kế nội thất vì giá thành hết sức phải chăng. Một số các món nội thất đặc trưng và tiêu biểu khi nhắc đến chất liệu này có thể kể đến như:

Ứng dụng chất liệu gỗ MDF trong thiết kế nội thất
Chất liệu gỗ công nghiệp MDF ứng dụng phong phú trong nội thất.
  • Giường ngủ làm từ chất liệu gỗ công nghiệp MDF
  • Tủ quần áo trẻ em, tủ quần áo người lớn MDF
  • Bàn ghế chất liệu gỗ công nghiệp MDF’
  • Bàn trà, tủ gỗ tivi làm từ MDF
  • Cử gỗ, cửa sổ, cửa ra vào MDF
  • Vách ngăn phòng làm từ chất liệu công nghiệp MDF….

Sử dụng gỗ MDF như thế nào cho phù hợp môi trường?

Như đã biết, gỗ công nghiệp MDF được chia ra làm nhiều loại khác nhau, nên việc sử dụng cũng cần có sự cân nhắc phù hợp. Mỗi loại gỗ MDF mang những đặc tính riêng giúp phát huy tốt vai trò của mình trong điều kiện môi trường nhất định.

Gỗ MDF cho môi trường có độ ẩm cao

Gỗ MDF sử dụng trong môi trường ẩm ướt nên là MDF lõi xanh chống ẩm với chất keo kết dính MUF, Phenolic hoặc PMDI cho khả năng gắn kết tốt hơn các sợi gỗ vào nhau, khó bị bở, rữa dưới tác động lâu dài của nước, cũng như tạo kết cấu cứng cáp cho khả năng chịu lực từ bên ngoài.

Sử dụng gỗ MDF như thế nào cho phù hợp môi trường?
MDF lõi xanh cho môi trường ẩm ướt có thể dùng trong khu vực nhà tắm, nhà bếp…

Thông thường những không gian như nhà tắm, kệ nhà tắm, cửa nhà tắm…thường được sản xuất từ gỗ công nghiệp MDF chống ẩm với mục đích kéo dài tuổi thọ sử dụng .

Gỗ MDF cho môi trường bình thường

Sử dụng gỗ MDF như thế nào cho phù hợp môi trường?
MDF trong môi trường bình thường nên dùng loại MDF thường để tiết kiệm chi phí.

Trong môi trường nhà ở thông thoáng, sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp MDF phổ biến màu rơm nhạt là đã đủ cho các món đồ thội thất tốt. Với điều kiện không khí ẩm ướt ở mức bình thường của các phòng sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ, làm việc…, gỗ MDF thông thường cho công năng sử dụng vừa vặn và tiết kiệm chi phí.

Nếu điều kiện kinh tế cho phép, chất liệu gỗ MDF chống ẩm vẫn có thể hoàn toàn phù hợp trong trường hợp này. Vừa cho khả năng chống ẩm trong những trường hợp hi hữu (nước ngập vào nhà, dột mái…) vừa đảm bảo độ bền chắc tuyệt đối cho các món đồ nội thất.

Trên đây, DUX Việt Nam vừa giới thiệu sơ qua về chất liệu MDF, một trong ba dòng gỗ công nghiệp nội thất nổi bật và được sử dụng phổ biến nhất cho việc chế tác đồ dùng bày trí trong nhà.

Với những ưu điểm nổi trội cùng chất lượng không phải bàn cãi, MDF chắc chắn là chất liệu không thể bỏ qua nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm đóng nội thất cho mình, rất nên tham khảo để chọn lựa.

Nếu có bất kỳ thắc mắc, đừng ngại ngần liên hệ DUX để được nghe tư vấn kỹ hơn về chất liệu cũng như các sản phẩm chính hãng tận xưởng do nhà DUX sản xuất. Hotline: 0935-326-339

DUX Việt Nam – Đơn vị chuyên thiết kế, sản xuất và cung cấp nội thất cao cấp

  • Văn Phòng Thiết Kế: Số 69/10 Đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng sản xuất: Số 326 Nguyễn Thị Na, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: duxvietnam@gmail.com
  • Website: DUX.VN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
Chat Zalo
Chuyên mục