TOP 11 các phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất hiện nay

5/5 - (3 bình chọn)

Chọn lựa phong cách thiết kế nội thất luôn được chú trọng như một phần thiết yếu trong quá trình tô điểm căn nhà, giúp làm tăng giá trị thẩm mỹ, tạo nên linh hồn cho không gian sống và lan tỏa rộng rãi nguồn năng lượng tích cực đến các thành viên trong gia đình.

Nếu vẫn còn băn khoăn chọn lựa phong cách nội thất phù hợp cho tổ ấm của mình, mong muốn có cái nhìn bao quát nhất về các xu hướng thiết kế thịnh hành để đầu tư chỉn chu cho mục đích sử dụng lâu dài, cùng DUX Việt Nam nhìn qua 11 phong cách được yêu thích nhất hiện nay bên dưới.

1. Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Xuất hiện từ những năm 50 của thế kỷ 19, phong cách Hiện đại như cuộc “cách mạng” to lớn “giải phóng” hoàn toàn tư duy nghệ thuật khỏi phong cách Cổ điển vốn cầu kỳ, luôn chú trọng đến các trật tự, hình thức trước đó.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Với đặc tính phong cách thanh lịch, sang trọng “chừng mực”, lược bỏ các chi tiết rườm rà, trang trí Hiện đại vẫn khuyến khích thiết kế sáng tạo tối đa nhưng phải đảm bảo ưu tiên tính tiện nghi lên hàng đầu.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Sự đơn giản, sạch sẽ, tập trung chủ yếu vào công năng là những gì tinh thần Hiện đại hướng đến; không quá khó hiểu khi phong cách này ngày càng được ưu ái chọn lựa trong xã hội nhộn nhịp ngày nay, đặc biệt trong các căn hộ hạn hẹp không gian.

Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Đặc điểm màu sắc Modern Style

Phong cách hiện đại ưa chuộng các tông màu trung tính, những không gian nội thất quan trọng thường chọn xám, trắng, be, đen…làm gam màu trang trí chủ đạo.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Tuy nhiên, các gam màu tươi sáng nổi bật vẫn được ưa chuộng và dễ dàng tạo nên ấn tượng thị giác cực mạnh khi khéo léo kết hợp, sao cho đảm bảo được tính thống nhất hài hòa tổng thể.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Quy tắc kết hợp đa sắc màu thường được vận dụng trong Modern: chọn một màu trung tính cơ bản (thường là trắng hoặc đen), một màu chủ đạo và các màu còn lại đều nằm trong cùng một hệ màu với màu chủ đạo ấy (chỉ khác nhau về tông sắc đậm nhạt hoặc màu gần giống).

Vật liệu sử dụng

Đúng như cái tên “Hiện đại”, Modern Style sử dụng chủ yếu các vật liệu được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến thay cho vật liệu thủ công truyền thống thuần tự nhiên, điển hình như: bê tông, kính, chrome, thép xuất hiện dày đặc.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Quy tắc phân chia không gian

Phong cách trang trí nội thất Hiện đại là dạng không gian mở nhằm đem đến sự thông thoáng và thoải mái tối đa cho gia đình. Các mặt bằng và không gian trong nhà được tổ chức theo lối tự do, phi đối xứng và có sự kết nối thông suốt.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Điều này thuận tiện cho việc di chuyển đi lại, vừa giúp tích hợp công năng các phòng, vừa cho cảm giác như không gian đã được mở rộng thêm ra. Đây là phong cách phù hợp với căn hộ không gian nhỏ, nhờ khả năng tiết kiệm diện tích và tối ưu hóa không gian sống.

Sử dụng ánh sáng hiện đại

Ánh sáng đóng vai trò như một phần của trang trí nội thất trong phong cách Hiện đại, thiết kế không gian mở hướng đến việc tiếp xúc tối đa với nguồn sáng tự nhiên, làm gia tăng cảm giác mạnh mẽ hiệu quả.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Các cửa sổ thường tinh gọn trong phong cách, đường nét hình dáng và tiết chế rèm cửa rườm rà để tận dụng tối đa nắng trời, hoặc ưu ái lắp đặt nhiều vật liệu kính để đón nắng tốt hơn, tạo sự liên kết trực tiếp giữa không gian bên trong và bên ngoài nhà.

Cách bố trí sắp xếp nội thất 

Sự rõ ràng là một đặc tính quan trọng trong Hiện đại, và cách sắp xếp nội thất chồng chất chắc chắn không thể xuất hiện trong xu hướng trang trí này.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Mỗi món đồ nội thất được xem như một tác phẩm riêng lẻ, vì vậy luôn cần một khoảng không gian tương đối để tự mình “tỏa sáng”, nhưng đồng thời cùng lúc yêu cầu phải hài hòa với tổng thể căn phòng.

Đồ đạc nội thất được dùng

Đồ đạc nội thất trong phong cách hiện đại được chọn lựa theo tiêu chí hướng đến tính chức năng là chính. Nên thường đòi hỏi các thiết kế với đường nét gãy gọn, thanh thoát cho sự linh động dễ dàng phối đặt.

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Phong cách thiết kế nội thất Modern hiện đại

Không rườm rà hay quá nhiều chi tiết, đồ nội thất Hiện đại đơn giản nhờ bề mặt mịn màng, bóng mượt, có màu sắc tương phản mạnh đủ gây ấn tượng mà vẫn không quá “lòe loẹt” cầu kỳ.

2. Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Tối giản là phong cách xuất hiện từ những năm 1970, với tâm thế hướng đến những chi tiết đơn giản hết mức có thể trong thiết kế nội thất, phổ biến trong tất cả các lĩnh vực từ hội họa, nhiếp ảnh, thời trang, kiến trúc, thiết kế đồ họa…

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Nguồn gốc của phong cách nội thất tối giản bắt rễ từ sự cô đọng của chủ nghĩa Hiện đại, đối lập với chủ nghĩa Biểu hiện, đi đến tận cùng của sự đơn giản chính là tinh thần chung của Minimalism.

Nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất tối giản

” Less is more – Ít là nhiều”

Giảm thiểu hết mức có thể việc trang trí, càng ít vật dụng nội thất thì vẻ đẹp vốn dĩ tự thân của không gian bày trí sẽ càng tự nhân lên, những đường nét, chi tiết hay lối trang trí cầu kỳ cổ điển trở nên không cần thiết.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

“Hạn chế” chính là cụm từ thường hay được nhắc đến nhất khi nghe về Minimalism, cũng là nguyên tắc cơ bản của xu hướng này, các khoảng không gian trống thay cho việc đặt để rườm rà các vật dụng luôn xuất hiện tràn ngập như một dấu hiệu dễ dàng nhận biết.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Cùng đó, vẻ đẹp tiềm ẩn lại nằm phía sâu bên trong lớp kết cấu bên dưới, các yếu tố như tường, sàn và ánh sáng tổng hòa hiệu quả mang đến các bề mặt phẳng phiu tĩnh lặng ấn tượng.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Ưa chuộng các đường nét chấm phá đơn giản, kết hợp cùng không gian trống trải rộng rãi hoàn hảo, căn phòng Minimalism thống nhất và có bố cục chặt chẽ cho những mảng kiến trúc trống thoáng đãng.

Tập trung vào giá trị của không gian 

Không gian trở thành điểm nhấn chủ đạo cho các thiết kế tối giản, vẻ đẹp của không gian được chú trọng khai thác bằng cách lược bỏ chi tiết, mang lại cảm giác cân bằng, độ “tĩnh” cần thiết được đồng bộ từ tường, trần, các đường nét và hình khối đơn giản phối hợp nhịp nhàng cho vẻ ngoài “nhẹ nhàng” nhất có thể.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Chính cảm giác mênh mang tràn ngập của không gian hòa cùng ánh sáng mới là thứ tạo nên cảm xúc về định nghĩa “đẹp” tinh tế chứ không phải bất kỳ món đồ dùng trang trí nào khác.

Bố cục không gian Minimalism luôn chặt chẽ và cô đọng, vẻ trống trải vốn bị “lo ngại” trong thiết kế truyền thống nay trở thành điểm mạnh được phô diễn tối đa.

Hạn chế màu sắc tối đa

Trong thiết kế nội thất, quy tắc “hạn chế” tất yếu rất quan trọng và màu sắc cũng không là ngoại lệ, thông thường chỉ nên tối đa 3 màu, 1 màu nền, 1 màu chủ đạo, 1 màu nhấn với những ai có ý định theo đuổi Minimalism style.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Tường nên là màu trung tính làm nền cho các đường nét nổi bật khác, các vật dụng trang trí được sắp đặt trên nền trung tính sẽ cho hiệu ứng thị giác hiệu quả, đặc biệt tôn vinh sự tương phản giữa nền và đồ dùng cũng như giữa các món đồ với nhau.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Phổ biến nhất trong phong cách nội thất Minimalism chính là các mảng tường trắng trơn cho không gian ảo giác như rộng thêm ra, tăng độ thông thoáng và có cảm giác diện tích phòng càng thêm mênh mang ngập tràn.

Ánh sáng có vai trò như nội thất trang trí

Với phong cách thiết kế nội thất tối giản, vốn dĩ các màu sắc đã được tiết chế sử dụng, vì vậy ánh sáng nghiễm nhiên trở thành 1 phần hay được xem như một món đồ trang trí quan trọng.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Ánh sáng có tác dụng làm sáng hiệu quả, đặc biệt với nguồn nắng trời tự nhiên, điều này càng được chứng tỏ qua các mảng sáng tối đổ bóng do ánh sáng soi chiếu sự vật, vô tình tạo chiều sâu cho không gian.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Ánh sáng trong nội thất tối giản có thể len lỏi qua các khoảng hở mái nhà, các tán cây ngoài vườn hay rèm cửa mỏng, bình phong… xuyên vào không gian đều có hình thù đặc biệt và ấn tượng.

Đường đi của ánh sáng cũng là yếu tố được chú ý khi phác thảo bản thiết kế nhằm mang đến nét thẩm mỹ cao nhất cho không gian nhà.

Phong cách thiết kế nội thất tối giản Minimalism

Bên cạnh đó, hệ thống chiếu sáng nhân tạo ưa chuộng các kiểu dáng đèn đơn giản, màu sắc tương phản với nền không gian chủ đạo, để nhấn nhá hình dạng và cấu trúc nội thất.

3. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Xuất phát từ phong cách thiết kế Hy Lạp, La Mã, các kiến trúc cổ điển ở Việt Nam thường được hiểu là kiểu dáng thiết kế theo phong cách Châu Âu đòi hỏi sự kỳ công trong từng chi tiết, mang một chút dáng dấp hoàng gia phương Tây.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Phong cách này được xây dựng trên nền tảng về những nguyên lý sắp đặt, tuân theo các quy tắc về tính cân bằng chặt chẽ. Theo đó, phong cách Classic truyền thống hoàn toàn cổ kính nhờ các yếu tố mạ vàng, bạc, sơn veneer…

Với phong cách tân cổ điển kế thừa, bắt đầu có sự có mặt của những chi tiết hiện đại hơn, đường nét tiết chế nhiều các kiểu dáng rườm rà, tạo hình đơn giản thanh thoát và họa tiết cũng không còn quá tinh xảo nhằm tạo sự nhẹ nhàng cho mắt nhìn.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Những gam màu như bạc hoặc vàng cũng bắt đầu có sự pha trộn của nhiều tông sắc khác, điển hình như kem hoặc các màu tự nhiên, vừa cố gắng gìn giữ các yếu tố cũ vừa phát huy tốt nét mới mẻ, chính là những gì mà tân cổ điển truyền tải.

Điều gì làm nên phong cách thiết kế nội thất cổ điển?

Đối xứng và cân bằng

Tính đối xứng và cân bằng chính là 2 điểm rõ ràng nhất trong kiến trúc La Mã và Hy Lạp, điều này tác động nhiều đến cách hình thành và quy tắc bố trí của phong cách cổ điển Classic.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Phân chia chủ thể từ chính giữa, tạo ra hai nửa hai bên như là bản sao của nhau chính là phương thức áp dụng được khuyến khích khi mong muốn bố trí nhà theo phong cách này.

Dù không nhất thiết có sự trùng lặp tuyệt đối, các món đồ dùng nội thất, tường hoặc các vật dụng đặt để hay có mặt trong không gian nên cân bằng và hài hòa nhất về mặt hình dáng, với tone và bảng màu gần gũi nhau trong cùng một hệ màu.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Sự đối xứng hoàn hảo chính là những gì mà một phong cách cổ điển chính thống theo đuổi. Cũng như cần có sự đầu tư và chú tâm cho từng chi tiết nội thất, vị trí đặt tranh, vị trí góc ánh sáng, tất cả đều tinh tế nhắm vào việc làm hoàn hảo từng yếu tố nhỏ.

Quy luật màu sắc cổ điển

Với các thiết kế cổ điển, màu sắc lấy cảm hứng từ thiên nhiên hay được ưu tiên, các màu như xám hoặc vàng rất được ưa chuộng áp dụng cho không gian phòng ốc.

Dù vậy, phổ biến nhất phải kể đến 2 tông vàng và trắng, hầu như bất kỳ chi tiết nào với sự có mặt của gam trắng luôn làm cho tổng thể trở nên sang trọng và nổi bật hơn, đồng thời mang đến vẻt lộng lẫy cho khu vực bày trí khi kết hợp cùng các chi tiết ánh vàng.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

bên cạnh đó, Classic Style cũng có sự xuất hiện của các gam màu trầm như nâu gỗ tạo nên không khí cổ kính và ấm cúng, dù cho có cho phép sự biến tấu hiện đại đến đâu, yếu tố này cũng cần dung hòa với màu sắc xu hướng truyền thống.

Các gam màu gỗ tối mang đến chiều sâu cho góc phòng cổ điển, gỗ sồi, gỗ gụ có màu thịt tự nhiên sẫm sẽ là chọn lựa phù hợp, không thể thay thế nét đẹp tinh tế này bằng các loại gỗ tự nhiên hay chất liệu tre sáng màu khác.

Gỗ là quan trọng nhưng không nhất thiết phải sử dụng hoàn toàn màu sắc từ chất liệu này, các chi tiết như dầm trần gỗ, tay vịn gỗ cũng là các gợi ý tinh tế mang lại nét xưa cũ ấm áp cho căn nhà.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Một điểm lưu ý khác, chính là màu sắc không phải là điểm nhấn chính cho các thiết kế mang hơi thở cổ điển, mà thường chỉ được xem như yếu tố nền cho các chi tiết khác bung mình “tỏa sáng”.

Các thiết kế cổ điển cần nhiều chi tiết màu sắc hiện đại có thể tham khảo những gam trung tính như be, nâu, nâu sẫm, xanh da trời, đỏ, hồng phấn…quy tắc kết hợp chính là sử dụng các tông màu đồng điệu cho không gian sáng sủa hơn nhưng vẫn không gây cảm giác lòe loẹt.

Điểm nhấn của phong cách Classic

Điểm nhấn của các thiết kế phòng ốc mang phong cách cổ điển có thể là các vật dụng thường dùng trong phòng, đóng vai trò là điểm trung tâm tập trung ánh nhìn khi quan sát kết cấu tổng thể.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Một cách đơn giản, điểm nhấn của Classic Style có thể là một chiếc lò sưởi hoặc bàn “khủng” tại vị trí trung tâm giữa phòng, đó cũng có thể là thiết kế cầu thang khổng lồ kiểu dáng uốn lượn mượt mà ấn tượng đập ngay vào mắt nhìn, hoặc một bức tranh tường khổ lớn như thường bắt gặp trong các lâu đài cổ…

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Lúc này, món vật dụng nội thất kích thước vĩ đại sẽ đóng vai trò làm điểm nhấn và lan tỏa không khí chung của gian phòng, bố trí bên cạnh các món đồ khác nhỏ hơn là dụng ý sắp đặt tôn lên nét chính của phòng.

Nghệ thuật phối ánh sáng

Với các thiết kế cổ điển, không gian phòng thường chú trọng đến sự ấm áp và tinh tế, điều này làm cho các loại bóng với ánh sáng vàng có tần suất xuất hiện dày đặc hơn những loại bóng trắng hiện đại.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Cùng đó, những chiếc đèn chùm cũng là một món đồ dùng nội thất quan trọng, nhờ cấu tạo tinh xảo công phu, các chiếc đèn trần lung linh nghiễm nhiên tăng phần diễm lệ huy hoàng, lại cực sang trọng khi chọn lựa làm điểm sáng chính cho khu vực phòng ốc.

Sàn nhà trong phong cách nội thất cổ điển

Để mô phỏng đúng nhất về không khí cổ điển cổ đại xưa cũ, tạo nên hình ảnh giả lập chân thực, các loại sàn từ chất liệu gỗ hay đá cẩm thạch được ưa chuộng cho việc óp lát sàn nhà.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Các họa tiết trang trí 

Nhắc đến phong cách cổ điển là nhắc đến sự tổng hòa của những đường nét tinh xảo, chạm khắc chi tiết cầu kỳ, yêu thích các đường bo tròn, cong lượn mượt mà và hoàn toàn thiếu đi bóng dáng của các đường nét góc cạnh vuông vức.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Vật liệu

Với nội thất kiến trúc cổ điển, vật liệu từ vải dệt là chọn lựa chuẩn theo xu hướng truyền thống, điển hình phải kể đến là cotton và vải sợi.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Rèm cửa làm từ nhung, gấm mang độ rũ tương đối quý phái. Họa tiết thông dụng là các họa tiết hoa cỏ hoặc hoa văn toile, cao cấp hơn có thể sử dụng lụa cho cảm giác mềm mại tuyệt đối.

Việc sử dụng tự do các chất liệu nội thất được khuyến khích, nhưng cần đảm bảo yếu tố màu sắc phải được kiểm soát chặt chẽ. Đồ dùng pha lê tỏa sáng khi có sự góp mặt của hệ thống đèn chiếu, hoặc khi sắp đặt bên cạnh các món đồ kim loại đồng, tranh tường có khung mạ vàng…

Đồ dùng nội thất

Đồ dùng nội thất cho phong cách cổ điển Classic thường chứa đựng hình ảnh của các thế kỷ trước, cầu kỳ lại tinh xảo với chất liệu đá hoa cương, gỗ, da, nỉ… nhằm tạo nét sang trọng cần có.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Các thiết kế đồ dùng mang đặc điểm chung là được chế tác rất công phu và tỉ mỉ, nên thường sở hữu vẻ ngoài sáng loáng thu hút mắt nhìn.

Sofa hay bàn ghế đều được bọc nệm, viền chạm trổ kỳ công, kích thước lớn, chất liệu da hay kết cấu vịn uốn lượn, không có sự xuất hiện của góc nhọn mà hoàn toàn mềm mại thanh thoát.

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển Classical

Dáng hình trang trọng và sự chỉn chu này phần nhiều đến từ việc các món đồ dùng nội thất họa tiết hình kỷ hà, hoa cỏ ưa dùng hay được làm thủ công nên mang lại giá trị thẩm mỹ cao cùng tính nghệ thuật không phải bàn cãi.

4. Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Rustic Style là cụm từ để chỉ lối kiến trúc thuần mộc mạc, những gì thô mộc và thuần phác nhất chắc chắn sẽ được tìm thấy trong lối bày trí độc đáo của phong cách này.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Nhen nhóm từ những năm 1916, Rustic Style thật sự bùng nổ và có tầm ảnh hưởng từ những năm 60 của thế kỷ 20, nét đẹp của các chất liệu thô được tôn vinh một cách triệt để cho tổng thể có phần hoang dã là đặc điểm nhận diện không thể nhầm lẫn.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Kiểu kiến trúc thô sơ này ban đầu vốn được dùng cho cấu trúc nhà trong công viên quốc gia, về sau nở rộ và được áp dụng phổ biến trong các ngôi nhà ở vùng nông thôn nước Mỹ,với mong muốn tạo ra khoảng không gian sinh sống mang nét đẹp gần gũi với thiên nhiên.

Đặc trưng của phong cách trang trí Rustic

Vật liệu đá và gỗ thô

Đá và gỗ thô chắc chắn là 2 vật liệu quan trọng hàng đầu, cũng là đặc điểm nhận biết rõ ràng nhất của phong cách Rustic, điều này hoàn toàn linh hoạt cho cả việc mong muốn tu sửa các căn nhà cổ lẫn xây mới hoàn toàn nhà hiện đại theo kiểu dáng Rustic.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Với trường hợp nhà cổ, giữ nguyên các thiết kế xưa cũ chắc chắn là điều nên làm, các bức tường đá cũ gồ ghề chính là “linh hồn” của phong cách này, tạo cho không gian được thuần mộc nhất bằng các đồ dùng bày trí chất liệu tự nhiên.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Trường hợp xây mới hoàn toàn, những chi tiết như xà rầm, gỗ thô hay lò sưởi bằng đá cần phải triệt để làm nổi bật. Đặc biệt với thiết kế trần nhà, các trần cao bằng gỗ thường rất được ưa chuộng, cùng với hệ thống thanh rầm “đồ sộ” càng làm nổi bật và rõ nét phong cách Rustic.

  • Chất liệu đá là biểu trưng cho vẻ đẹp chưa qua “chỉnh sửa”, mộc mạc, sự xù xì góc cạnh làm tăng vẻ đẹp rắn rỏi thể hiện tinh thần vĩnh cửu. Đá trong Rustic Style thường được áp dụng cho việc ốp lát nền nhà, ống khói, hoặc ốp quanh tường.
  • Một số trường hợp, đá còn được dùng thay thế như vật liệu chính xây tường, có thể bắt gặp chi tiết này trong các căn nhà cổ hay các lâu đài cổ, sự mộc mạc không gọt giũa chính là dụng ý đem đến trải nghiệm thưởng ngoạn những gì đẹp đẽ nhất mà quy luật tự nhiên ban tặng.
  • Sự có mặt của chất liệu gỗ làm ấm không gian và cũng là thiết kế mang đến nét cân bằng cho tổng thể. Đá một mặt có tính chất “lạnh”, gỗ ở chiều ngược lại “hun nóng” không gian. Gỗ trong Rustic Style thường áp dụng cho bàn ghế, trần nhà, dầm nhà, hoặc lát sàn, hoặc mọi chi tiết của trần nhà đều có thể sử dụng chất liệu gỗ.

Tận dụng các loại vải thiên nhiên

Vải bọc, khăn, thảm với chất liệu thiên nhiên thường được ưu tiên áp dụng để tạo nên một không gian “đậm đà” hơi thở Rustic, theo đó, những chất liệu như vải lanh, đay, sisal thường dễ bắt gặp và hay được sử dụng nhất.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Thuận theo những gì tự nhiên nên các loại vải không hoa văn chắc chắn sẽ là phù hợp hơn khi bạn chọn lựa, dù vậy, các họa tiết vải đơn giản không rườm rà cũng được khuyến khích vì sẽ đem đến sự nhẹ nhàng và “thiên nhiên” nhất cho ngôi nhà.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Bạn cạnh đó, da bò cũng thường được yêu thích khi nói về Rustic Style, với ưu điểm cho khả năng đàn hồi cao lại khó vấy bẩn, tính thẩm mỹ lại là điểm cộng khác nhờ màu sắc ấm cúng sang trọng vô cùng hài hòa với gỗ và đá, thuận tiện cho công đoạn vệ sinh, đó là lý do vì sao người theo đuổi phong cách Rustic hay dùng ghế da bò.

Tạo hình cửa sổ lớn

Một ưu điểm lớn cho việc áp dụng Rustic Style trong các căn nhà hiện đại chính là sự tương đồng về kết cấu cửa sổ, theo đó, người ta thường dùng cửa kích thước lớn trong suốt nhằm tạo điều kiện cho con người hòa mình vào thiên nhiên.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Các loại cửa lùa, cửa trượt cho không khí yên bình cũng rất hay được lắp đặt nhằm đem đến không gian thoáng đạt tràn ngập ánh sáng, gần gũi và trang nhã hơn cho con người “hướng ngoại” đón thiên nhiên vào nhà.

Nội thất hiện đại tiện nghi

Với phong cách Rustic, sử dụng đồ dùng nội thất “ăn rơ” nhất chính là các món đồ được làm từ chất liệu gỗ, da thô, vải tự nhiên, kiểu dáng mộc mạc phần lớn chuộng tạo hình theo kiểu dáng hình học cơ bản không quá nhiều phá cách hay biến tấu, cân bằng tốt với khả năng sử dụng và đặc biệt phải đáp ứng được tính tiện nghi cho không gian hiện đại.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Hình ảnh lò sưởi và bếp

Hướng đến sự ấm áp là chủ đạo, điều này lý giải vì sao phong cách Rustic mang nét mộc mạc lại có sự xuất hiện của chiếc lò sưởi.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Chọn lựa lò sưởi theo hơi hướng Rustic Style cũng là hết sức đa dạng và phong phú, không gian thuần mộc này không chỉ phù hợp với các chiếc lò sưởi kiểu dáng cổ điển, mà còn hài hòa với cả các chiếc lò phong cách hiện đại.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Quan trọng nhất, một chiếc lò sưởi củi truyền thống với ánh lửa ấm nóng chắc chắn sẽ mang lại không khí tự nhiên và gần gũi nhất cho không gian phòng khách.

Ưu chuộng màu sắc tự nhiên

Rất hiếm để bắt gặp một chút màu sắc sặc sỡ nào trong không gian Rustic, các gam màu đều dừng lại ở các tông sắc trung tính cho hiệu ứng thị giác làm dịu nhẹ mắt nhìn nhất.

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Rustic tạo nên cảm giác thoải mái cho không khí chung nhờ vào màu sắc đến từ các chất liệu thường được sử dụng, vàng nhạt của gỗ, nâu trầm ấm, tường trắng hoặc đá vàng…

Phong cách thiết kế nội thất hoang dã Rustic

Đặc biệt nhất, màu sắc và họa tiết mô phỏng các xớ gỗ thô hay bề mặt đá gồ ghề chưa qua mài mòn nhẵn nhụi có tần suất xuất hiện dày đặc và là biểu tượng của xu hướng nội thất này.

5. Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Xuất hiện và cực thịnh vào giai đoạn 1950 -1970, Retro nổi lên như một phong cách nội thất hướng đến những giá trị hoài cổ, ảnh hưởng nhiều lĩnh vực đời sống như phong trào flower power, nghệ thuật Pop, nhạc pop, biển quảng cáo…

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Phong cách Retro kế thừa các quy tắc thiết kế truyền thống nên có nét tương đồng với phong cách ngày nay, mang lại cho không gian nét đẹp mềm mại dịu dàng “trong quá khứ” nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên đặc tính hiện đại cần thiết.

Những điểm đặc trưng của phong cách nội thất retro

Đồ nội thất Retro

Đồ nội thất trong phong cách Retro hầu hết đều mang kiểu dáng thanh thoát, đẹp tinh tế, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa “xưa và nay”, dáng vẻ và màu sắc nội thất không có sự phân định “cũ kỹ” hay “mới mẻ” hoàn toàn, mà nhập nhằng pha lẫn.

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Tạo hình nội thất đa phần lưu giữ các đường nét cổ điển chủ đạo cho hơi thở hoài niệm, một mặt loại bỏ hoặc biến thể các chi tiết dư thừa trở nên đơn giản, hài hòa hơn.

Quy tắc màu sắc

Phong cách nội thất Retro ưu tiên sử dụng gam màu pastel nhẹ nhàng, màu dạng bubblegum “American dinner”, kết hợp với tông trắng cơ bản tạo không gian “dịu dàng”. Hoặc kết hợp các màu tươi sáng sắc độ đậm hơn, đối lập với nhau mang đến vẻ rực rỡ đầy ngẫu hứng.

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Bảng màu “đậm đà” nổi bật thường bắt gặp trong phong cách Retro là tone nâu đỏ, cam ngọt, xanh lam, xanh non, vàng đậm…đa phần cho cảm giác sinh động, khác biệt hoàn toàn với hệ màu vintage trầm mặc cổ kính.

Ưu dùng các loại tranh trang trí, phụ kiện

Trong các căn nhà mang phong cách Retro, một trong những đặc điểm thường bắt gặp nhất chính là việc sử dụng các loại trang treo tường trang trí kích thước vừa và nhỏ, đóng khung gỗ kiểu dáng đơn giản.

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Điều này khiến cho không gian tăng thêm chiều sâu, cũng là dụng ý thiết kế mang đến nét nghệ thuật và ấm áp cho góc nhà, vừa cho độ linh hoạt sinh động mà vẫn giữ được nét uyển chuyển chuẩn mực cần có của không khí xưa cũ.

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Nhằm làm bật lên phong cách cổ điển pha lẫn hiện đại, chủ đề tranh retro chọn lựa thường ở các trường phái như hội họa ấn tượng, tranh chủ đề trừu tượng hoặc có nội dung khai thác vẻ đẹp của các loại hình học, nhìn chung đều cho nét phóng khoáng và vượt thoát cho không gian bày trí.

Chất liệu Retro

Các chất liệu phong cách Retro yêu thích sử dụng thường xoay quanh các loại voan mỏng, nhẹ nhàng và rũ, chất lệu ren hoặc cotton. Điều này giúp cho căn nhà toát lên vẻ trang nhã và đằm thắm, giữ được độ “tĩnh” cần thiết mà vẫn không quá rườm rà.

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Cùng đó, trong căn phòng Retro còn có sự xuất hiện của các chất liệu sáng bóng như kim loại, các chất liệu với bề mặt xước, gỉ nhẹ tạo vẻ đẹp “khiếm khuyết” không hoàn hảo.

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Các đồ trang tí Retro có thể ví như một bộ sưu tập các vật dụng xưa cũ, sờn vecneer,  rất hiếm khi bắt gặp được sử dụng trong thời điểm hiện tại, các đồ dùng thân thuộc biểu tượng một thời, tất cả đều nhằm mục đích mang lại không khí hoài cổ phảng phất hơi thở thở thời gian.

Tường nhà theo phong cách thiết kế Retro

Tường nhà Retro thường mang gam trắng, be hoặc trắng ngà, một vài trường hợp đặc biệt chọn lựa các màu ngả tối hơn như xanh cổ vịt, nâu đậm, màu nấm, màu xanh lục bảo, xanh olive, màu mận, màu navy,…nhã nhặn.

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

Cùng đó, giấy dán tường họa tiết lớn cũng được ưa chuộng, phổ biến nhất là các thiết kế hoa lá kiểu Flower Power, các thiết kế giả gạch sờn cũ kỹ, các họa tiết hình học mỹ thuật cong mềm đối xứng.

Ánh sáng tự nhiên được tận dụng

Ánh sáng tự nhiên là một phần quan trọng của thiết kế nội thất Retro với kiến trúc cửa sổ rộng vòm và cửa cánh, kích thước vừa tầm tương đối thay cho các mảng kính lớn.

Phong cách thiết kế nội thất hoài cổ Retro

6. Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Nhắc đến phong cách nội thất Maverick, nhiều người sẽ cảm thấy xa lạ, vì đây là phong cách phi chính thống, thường ít xuất hiện và đầy tính “thí nghiệm”.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Quy tắc duy nhất cho lối thiết kế Maverick chính là “không có quy tắc” gì cả. Màu sắc mặc sức phối hợp ngẫu hứng và các họa tiết, hình ảnh, đường nét cứ chồng chéo lên nhau không tuân theo bất kỳ bố cục.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Với các căn phòng Maverick, mỗi lần bố trí sắp đặt lại là một cuộc “dạo chơi” bởi sự sáng tạo vô tận bên trong cái tôi người nghệ sĩ thiết kế.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Mang hơi thở phong cách nội thất hiện đại, nhưng Maverick lại nổi loạn hơn nhờ áp dụng hàng loạt những sắc màu mới và chất liệu độc lạ khó tìm thấy ở nơi khác.

Nhận diện phong cách nội thất Maverick

Màu sắc tùy hứng sử dụng

Bảng màu trong thiết kế Maverick là vô tận, số lượng các màu sử dụng tùy vào sở thích và cảm hứng sáng tạo cá nhân. Bất kỳ sắc màu nào cũng có thể được trưng lên đặt cạnh nhau, thậm chí chồng chéo lên nhau.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Những màu vốn dĩ không liên quan hay kén sử dụng cũng có cơ hội đứng cùng để hòa phối không cần các quy tắc. Sự tuyệt đối thoải mái này mang đến các thiết kế phòng mới lạ khó trùng lặp. Thường cho hiệu ứng thẩm mỹ cao bất ngờ và tổng thể vô cùng thú vị.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Đồ trang trí độc dị “có một không hai”

Nội thất sử dụng trong Maverick khá tương đồng với phong cách nội thất Hiện đại, nhưng mang đường nét táo bạo, độc dị và nổi bật hơn. Đó là lý do khi nhìn vào một căn phòng Maverick điển hình, bạn sẽ không thể ngừng mắt khám phá.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Các món nội thất trong Maverick vô cùng phong phú từ chất liệu, kiểu dáng, màu sắc đến cách bố trí sắp đặt. Các món đồ vốn dĩ trước đây được cho là phi thực tế, phi tính ứng dụng nay lại được yêu thích, đặt cạnh nhau dù không có bất kỳ sự liên quan nào.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Phong cách kì quặc lập dị

Maverick xuất hiện đầu tiên trong thời trang, và như đã được dự báo, bùng nổ tỏa sáng trong cả lĩnh vực thiết kế nội thất nhờ khả năng linh hoạt và cho sự mới mẻ hàng đầu.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Hầu hết các thiết kế mang hơi hướng Maverick đều vô tình có nét kỳ quặc nhưng thiết thực. Dù trong một số trường hợp, tính ứng dụng cũng phải “dẹp qua một bên” khi nghệ thuật sáng tạo không giới hạn “lên ngôi”.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Phong cách Maverick phù hợp mọi nơi

Dù sở hữu độ “điên” nhất nhì trong danh sách, Maverick lại phù hợp cho mọi không gian, từ nhỏ đến lớn. Các bảo tàng hay phòng trưng bày hiện đại đều là ví dụ điển hình cho các công trình công cộng áp dụng Maverick.

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

Phong cách thiết kế nội thất Maverick

7. Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Phong cách đồng quê là lối thiết kế dung hòa kiến trúc của nhiều quốc gia trên thế giới, vừa phảng phất nét thanh bình của miền quê nước Pháp, Anh, Ý, lại mang đặc trưng tiêu biểu của những ngôi nhà trên đồi, ven biển hay các trang trại nước Mỹ.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Tổng thể không gian Elegant thường cho cảm giác mộc mạc và bình yên, đan cài hài hòa hai yếu tố dân dã gần gũi và cổ điển thanh lịch.

Yếu tố làm nên phong cách thiết kế nội thất đồng quê

Chất liệu cho Elegant Country

Gỗ thông với kích thước lớn thường được sử dụng như chất liệu chủ đạo tạo nên vẻ mộc mạc dễ chịu, bắt gặp trong sàn nhà và hầu hết các đồ dùng nội thất gia đình.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Bên trong căn phòng “đồng quê”, tông gỗ ấm cúng xuất hiện khắp nơi như một biểu tượng cho chất “quê” cần phải có.

Cùng đó, để gia giảm sự thô cứng trong chất liệu, gỗ nguyên thủy thô mộc có thể được “khoác áo mới” bằng cách sơn phủ bên ngoài các gam màu nhẹ dịu và tươi sáng để tránh sự nhàm mắt.

Màu sắc phối hợp

Các màu trắng, xém, be là những gam màu chính trong phong cách đồng quê, thường được sử dụng cho các mảng không gian lớn quan trọng như tường, trần, khung cửa, lò sưởi…

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Điều này mang lại tổng thể cân đối và giúp mắt nhìn bớt cảm giác “gay gắt” mệt mỏi khi phải tiếp xúc với các tông đậm (đỏ, trắng, vàng, nâu, đen…) của các món đồ dùng nội thất bày trí.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Bên cạnh đó, những màu tường nhẹ trung tính, màu pastel dịu dàng có chức năng đem đến cảm giác thư thái và thanh bình như xanh bạc hà, tím nhạt, xanh thiên thanh kiểu Pháp…cũng rất được yêu thích.

Đồ dùng nội thất và trang trí Elegant Country

  • Bàn ghế

Với Elegant Country, bàn ghế gỗ thuần tự nhiên mộc mạc hoặc bàn ghế gỗ sơn màu dịu nhẹ chạm khắc cầu kỳ thường được áp dụng trong phòng ăn, ngoài sân, nhà bếp.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Cùng đó, các loại sofa đệm êm ái họa tiết hoa cỏ, sofa đậm màu hoặc màu sáng họa tiết hoàng gia cổ điển lại tạo cho khu vực phòng khách không gian sang trọng hơn.

  • Hoa

Hoa được tìm thấy ở hầu hết các “mặt trận” trong phong cách đồng quê, đặc biệt với lối thiết kế nhà theo kiểu đồng quê Pháp, điều này càng thực sự nổi bật.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Hoa phủ rộng trên các mái hiên nhà, xuất hiện trên vải bọc sofa, nệm ghế ăn đến giấy dán tường khu vực phòng khách, phòng ngủ, hành lang, cầu thang, chăn, rèm vải, nhà bếp…

Ngoài ra, việc bố trí hàng loạt các lọ hoa tươi đồng nội tinh tế và hoang dại trên bàn, trên bệ cửa sổ, trên vách tường…tăng tính thẩm mỹ và giúp không gian tràn ngập hơi thở thiên nhiên.

  • Gối

Trên một chiếc ghế sofa dài thường có sự xuất hiện của rất nhiều gối và đệm nhỏ, ít nhất từ 3 -5 chiếc, đó có thể là các loại gối ôm hoặc gối tựa.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Phong cách đồng quê thường dùng gối với hình dáng tròn hoặc vuông, vỏ gối mang họa tiết và màu sắc đa dạng, nổi bật không thua kém những chiếc rèm và là món nội thất Gustavian không thể thiếu.

  • Vải hay rèm trang trí

Rèm cửa phong cách đồng quê là một thế giới đa dạng và phong phú với hằng hà các chọn lựa từ kiểu dáng, màu sắc đến hoa văn.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Rèm Elegant Country thường mang các màu đơn, màu trơn trung tính nhẹ nhàng tự nhiên hoặc các tông rèm đậm thường có hoa văn hoàng gia, họa tiết hoa cỏ cổ điển.

Một số còn có viền ren, viền tua rua cầu kỳ, chít nơ, bèo dún…đều là các điểm nhấn thiết kế tập trung hướng đến sự mềm mại và sang trọng.

Ánh sáng trong nội thất đồng quê

Trong phong cách đồng quê, không gian nội thất được thiết kế chủ động hướng ra bên ngoài để tiếp xúc với ánh sáng trời nhiều nhất có thể.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Mọi ngóc ngách trong phòng lúc nào cũng mát mẻ và thông thoáng nhờ hệ thống cửa sổ lớn rộng mở đón không khí trong lành ùa vào.

Nắng tràn ngập phòng tạo sự sáng sủa và thoáng đãng là hình ảnh biểu tượng cho tâm thức hòa hợp tự nhiên – mặc định hướng về thiên nhiên của “người nhà quê”.

Phong cách thiết kế nội thất đồng quê Elegant Country

Hệ thống chiếu sáng nhân tạo của Elegant Style thường ưu tiên các tông màu ánh sáng vàng, nguồn sáng đến từ lò sưởi, đèn bàn, các loại đèn chùm – đèn cầy cầu kỳ cổ điển…

Đôi khi các loại đèn downlight trắng, đèn nắp chụp cũng xuất hiện trong các biến tấu hiện đại nhưng ở tần suất hiếm hơn.

Phong cách mang dấu ấn của giai đoạn Gustavian

  • Dung hòa các yếu tố đối lập: vừa mang cảm giác tự nhiên thô mộc vừa bóng bẩy cầu kỳ, vừa đồng quê, thoải mái nhẹ nhàng lại chỉn chu sang trọng, cổ điển.
  • Nội thất sử dụng giữ nguyên bề mặt và màu gỗ thuần nguyên thủy ban đầu, hoặc được làm láng và sơn phủ các gam nhẹ nhàng như trắng, xám, be, pastel.
  • Bố cục sắp đặt các món nội thất chặt chẽ, không gây choáng ngợp hay rườm rà; tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên.
  • Ghế Gustavian đi kèm nhiều gối tựa nhỏ; tủ, kệ và đồng hồ tủ đứng quả lắc chạm khắc tinh xảo, lò sưởi và củi ấm áp.
  • Đồ trang trí gần gũi đồng quê như hình ảnh gà trống, lợn, ngựa, tranh hoa, đèn chụp để bàn vải sang trọng, ghế bập bênh rocking chair…

8. Phong cách thiết kế nội thất “xanh” Eco

Eco Style khởi nguồn trước hết trong hội họa bởi hàng loạt cái tên danh tiếng như Picasso, Georges Braque và chỉ thật sự bùng nổ vào cuối thế kỉ 20 với sự “xâm nhập” sang các lĩnh vực khác.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Đặc tính Eco trong thiết kế nội thất chủ yếu được quyết định bởi các yếu tố thiên nhiên, tức chú trọng sử dụng vật liệu nguồn gốc tự nhiên có thể tái chế cho mục đích sử dụng lâu dài.

Phong cách Eco hay xu hướng sinh thái yêu cầu người thiết kế phải khéo léo kết hợp hài hòa giữa nét đẹp thiên nhiên và nét đẹp của vật dụng trang trí thủ công sao cho không gian gần gũi và thân thiện hết mức có thể.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Mang hơi thở thiên nhiên “đậm đặc”, thiết kế sinh thái Eco hứa hẹn là xu hướng chủ đạo trong tương lai, đem đến không khí thuần phác, thông thoáng và nhẹ nhàng nhất cho không gian sống, tốt cho tinh thần và sức khỏe gia đình.

Đặc trưng phong cách thiết kế nội thất thiên nhiên

Sử dụng vật liệu nguồn gốc tự nhiên

Các chất liệu như gỗ, mây, tre, cói, nứa, các loại lá khô, cây cỏ, đất sét, đá, thủy tinh, sản phẩm dệt may thủ công…thường được tận dụng triệt để cho Eco Style vì có khả năng tái chế cao, tuổi thọ sử dụng lâu dài cùng vẻ đẹp dung dị mộc mạc.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Điều này bắt nguồn từ tinh thần sơ khai của phong cách thiết kế nội thất Eco, mong muốn một lối sống giản dị hài hòa với mẹ thiên nhiên, gắn với ý nghĩa thực tiễn giúp giảm thiểu tối đa số lượng rác thải ra môi trường.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Cũng từ đây, “Eco – chic” được nhắc đến như là một phong cách sống, phong cách thiết kế các món nội thất chất liệu thuần thiên nhiên được tạo hình tinh tế đậm tính nghệ thuật, hoặc linh hoạt tận dụng lại các vật dụng cũ có nguồn gốc hữu cơ trong gia đình cho việc trang trí nội thất.

  • Gỗ

Gỗ là vật liệu quan trọng hàng đầu trong phong cách nội thất Eco, tuổi thọ gỗ càng cao, bề mặt gỗ càng đẹp, giá trị thẩm mỹ tăng dần theo thời gian lại không làm tiêu tốn tài nguyên môi trường, gỗ thỏa mãn mọi yêu cầu của mục đích sống xanh và phát triển bền vững.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Gỗ xẻ sử dụng sản xuất cho nội thất Eco style thường phải trải qua quá trình kiểm định tiêu chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ minh bạch không gây tổn hại đến rừng, đi kèm các cam kết trồng thay thế sau khi khai thác.

Cùng đó, các loại ván ép từ gỗ phế liệu đưa vào chế biến cũng cần đảm bảo không sử dụng các hóa chất độc hại làm ô nhiễm môi trường và cho khả năng tái chế cao.

Kết hợp trang trí cùng cây xanh

Cây xanh là một trong những thành phần chủ chốt tạo nên bức tranh Eco hoàn thiện nhất, không ngoa khi nói rằng cây chính là “linh hồn” của phong cách thiết kế này.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Với các công trình hơi hướng Eco, cây là mảng xanh chính rất được chú trọng đầu tư, dễ dàng bắt gặp ở khắp mọi nơi, như các loại cây thân gỗ lớn được trồng ngoài sân, các loại hoa cỏ chưng kiểng trong phòng hoặc trên khu vực ban công.

Ngoài chức năng trang trí và bổ trợ, một số công trình Eco đẹp tiêu biểu còn vận dụng hẳn hệ thống cây trồng như một phần chính của kết cấu kiến trúc tổng thể, mang đến các ngôi nhà có vẻ ngoài phủ đầy màu xanh độc đáo.

Việc vận dụng cây xanh vào Eco style là điều tất nhiên, mang đến môi trường sống lành mạnh nhờ không gian mô phỏng cảnh sắc thiên nhiên tốt cho sức khỏe, nhưng cần có sự phân bố điều tiết phù hợp, tránh lạm dụng sa đà sẽ gây cảm giác um tùm ngộp mắt.

Yếu tố ánh sáng của nội thất “xanh”

Ánh sáng trong Eco style vừa đóng vai trò là nguồn soi chiếu làm sáng, vừa có chức năng như một “món đồ” nội thất trang trí, lại đồng thời hỗ trợ tốt các hiệu ứng không gian.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Vì hai yếu tố “thoải mái và sáng sủa”, ánh sáng trời thường được yêu thích tận dụng trong Eco Style, với các khung cửa mở tối đa, hạn chế các phụ kiện rèm, mành chắn sáng, cùng chất liệu kính trong suốt cho gian phòng đón trọn nguồn nắng tự nhiên.

Thêm vào đó, phong cách Eco không chuộng hoặc rất hiếm khi có sự xuất hiện của các loại đèn kiểu dáng cầu kỳ nhiều màu vì thường gây hao tốn nguồn điện năng lớn.

Các chọn lựa đèn nhân tạo cho thiết kế nội thất Eco hầu hết là các loại đèn trần hoặc đèn hắt, vừa đảm bảo tiết kiệm năng lượng vừa cho khả năng làm sáng cần thiết vừa đủ cho người dùng.

Không gian mở thoáng đãng

Phong cách nội thất Eco có các khoảng không sáng sủa thoáng mát với màu xanh cây lá, các vách ngăn thường bị hạn chế hoặc được tận dụng cho việc đặt để cây xanh, chủ nghĩa tối giản cũng được lưu ý bằng việc tiết chế bớt các món nội thất không cần thiết.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Thiên nhiên luôn mang đến cảm giác tươi mát và thoáng đãng, chính điều này lý giải vì sao vận dụng phong cách Eco Style thành công sẽ giúp ngôi nhà cho cảm giác thoải mái và rộng rãi nhất có thể.

Màu sắc trang trí xu hướng thiên nhiên 

Lấy cảm hứng từ thiên nhiên, Eco Style chắc chắn không thể thiếu các tông sắc đặc trưng như xanh lá, trắng, be, nâu, vàng gỗ, cỏ, đất hay các tông pastel mềm mại.

Phong cách thiết kế nội thất "xanh" Eco

Hệ thống màu phối Eco mang đến không gian ấm áp và tươi mới, thường cắt giảm tối đa sự xuất hiện của những gam nóng hay những màu mạnh mẽ gay gắt vì sẽ gây “chỏi” khó kết hợp trong không gian chung.

Ngoài ra, sắc xanh trong Eco style còn mang lại nhiều lợi ích về mặt tinh thần và trị liệu, cho cảm giác thoải mái đầu óc và làm dịu mắt nhìn là tác dụng dễ dàng nhận thấy.

Bên cạnh đó, sắc xanh lá cũng hỗ trợ kích thích hệ thống miễn dịch cơ thể, điều hòa hệ tuần hoàn và mạch máu, giảm bớt chứng rối loạn nhịp tim gây hoảng loạn lo lắng và ổn định huyết áp hơn.

Một số nội thất phong cách Eco khác thường bắt gặp

  • Các mảng tường giả gạch, tường loang tạo cảm giác cũ kỹ
  • Bàn ghế, đèn phòng tái sử dụng từ các pallet hộp gỗ DIY
  • Vải cũ handmade, vải chưa qua xử lý…

9. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Phong cách thiết kế độc đáo Industrial xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ 20 tại Châu Âu vào thời điểm Cuộc cách mạng Công nghiệp bước vào giai đoạn suy thoái.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Điều này dẫn đến tình trạng các công xưởng lớn lần lượt bị bỏ hoang do có sự chuyển dịch nhà máy sang các nước có nguồn nhân công và giá thuê mặt bằng rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.

Hầu hết các công xưởng này đều được đặt tại những thành phố đông đúc, thay vì đập bỏ, chúng được tái sử dụng và biến tấu thành các căn hộ phục vụ cho nhu cầu lưu trú của người dân.

Những đặc điểm cơ bản của một không gian đậm chất máy móc công nghiệp vẫn còn tồn đọng, từ đây phong cách nội thất Industrial ra đời.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Đơn giản, thô sơ, giữ nguyên và làm bật lên vẻ đẹp của những đường nét “xù xì”, “khiếm khuyết” thay vì cố gắng che đi chính là những dấu ấn khi nhắc đến một căn phòng “công nghiệp”.

Nhận diện đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất Industrial công nghiệp

Thiết kế và trang trí tường, sàn, trần nhà Industrial

  • Tường

Nhắc đến lối kiến trúc Industrial không thể không nhắc đến các bức tường được để trần như là một biểu tượng cho quy tắc hướng tới “cấu trúc nguyên bản”.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Các mảng tường thô, tường trần với màu đỏ gạch nguyên thủy ấm cúng, tường ốp gỗ mộc mạc, tường bê tông mài được tận dụng nhằm tạo nên không gian nhà xưởng công nghiệp giả lập.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Màu tường loang ombre mang lại hình ảnh “xưa” nhưng không “cũ” cho không gian, là dụng ý thiết kế tạo ra vẻ “bụi bặm” thường có trong các môi trường nhà máy.

  • Sàn

Đối với phong cách thiết kế Industrial, gạch lát sàn hiện đại hay các dạng gạch hoa thường được tiết chế sử dụng hết mức có thể, thay vào đó, bê tông và gỗ lại xuất hiện tràn ngập.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Hai chất liệu chủ đạo này thường được vận dụng linh hoạt cho sàn và tường nhà, thay thế đổi chỗ cho nhau, có thể là tường gỗ kết hợp cùng nền bê tông, hoặc ngược lại.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Chất liệu bê tông “thô ráp” hầm hố và sự mộc mạc, thân thiện gọi mời của gỗ vô tình lại cực kỳ “khớp” với vẻ đẹp “dang dở”, mạnh mẽ của tổng thể mang dáng dấp “nhà xưởng” này.

  • Trần

Trần nhà theo phong cách Industrial hiện nay không quá đa dạng trong kiến trúc, hoặc để trần không, hoặc để nguyên dầm thép, lắp đặt hệ thống đường ống chằng chịt chạy dọc cùng đèn chiếu sáng mô phỏng không gian nhà máy xưa cũ.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Ngoài ra, các loại trần tôn hay trần ốp gỗ cũng được tìm thấy trong Industrial Style nhưng ở tần suất hiếm hơn. Các thiết kế trần không không trang trí cũng có thể được sơn phủ các gam màu trắng, xám, đen cơ bản để tránh cảm giác nhàm mắt.

Phối đặt cửa sổ và ánh sáng

Cửa sổ nguyên bản được lắp đặt trong các nhà máy thường là dạng cửa sổ khung thép, chia ra làm nhiều khung nhỏ bên trong. Đây chính là nguồn cảm hứng mô phỏng cho các cửa sổ Industrial sau này.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Một điểm thú vị là các thiết kế cửa sổ của style Retro cũng rất thích hợp vận dụng vào phong cách nội thất công nghiệp.

Ánh sáng cực kỳ quan trọng với không gian “công nghiệp” vì tổng thể thiết kế vốn dĩ đã mang hơi hướng trầm tối và “sắc lạnh”. Điều này chính là lý do Industrial luôn đòi hỏi các chiếc cửa sổ lớn, kích thước “khủng” để tối ưu cho việc đón nắng trời tự nhiên.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Bên cạnh sử dụng nguồn sáng của hệ thống đèn downlight, đèn thả trần cổ điển nắp chụp nhân tạo, ánh sáng tự nhiên cũng luôn được đảm bảo tối đa nhằm mang đến cho không gian sự tương phản sáng – tối đặc trưng.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Một bộ phận chiếu sáng khác được bổ sung trong phong cách nội thất “công nghiệp” bao gồm: đèn LED chữ nổi trang trí cho các mảng tường thô, đèn Edison vàng bóng tròn treo trần nhà…gia tăng không gian hiện đại.

Không gian đơn giản và tối thiểu

Thiết kế “công nghiệp” tiết chế tối giản các đồ bày trí và tập trung khai thác nét đẹp không gian, áp dụng phong cách nội thất này vào các căn hộ kiểu Loft là một gợi ý hoàn hảo.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Industrial Style khuyến khích dành diện tích lớn cho bộ phận sàn nhà, chỉ giữ lại những đồ nội thất thật sự cần thiết, có thể chọn lựa ngăn cách không gian khi có nhu cầu bằng bình phong gỗ hoặc bố trí thêm tủ.

Không gian rộng rãi, thoáng đạt lại chuyên nghiệp là đặc điểm dễ nhận thấy nhất, cũng vì lẽ này mà Industrial Style được áp dụng cho mô hình văn phòng, quán cà phê công nghiệp, chung cư nhà ở, hay các nhà hàng quán nướng công suất lớn.

Sử dụng đồ nội thất phong cách Industrial

Cây xanh và các yếu tố thiên nhiên thường hiếm khi được phát huy trong Industrial Style, ngoại trừ gia chủ có mong muốn kết hợp hài hòa giữa Eco Style và Industrial Style.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Thay vào đó là sự xuất hiện của những món nội thất trang trí được cấu tạo từ chất liệu kim loại cứng, hay các mẫu ghế sofa, ghế đôn bọc da, ghế đẩu chân kim loại cao mặt gỗ, đồng hồ tường khung sắt,…đáp ứng vẻ đẹp khỏe khoắn và hiện đại.

Màu sắc trong thiết kế “công nghiệp”

Màu sắc Industrial Style sử dụng phần lớn là các gam sẫm và lạnh đặc trưng như đen, xám, trắng cho các không gian chủ đạo, bên cạnh tông nâu đậm, đỏ gạch, vàng gỗ ấm áp bổ trợ nhấn nhá, giúp tổng thể trở nên hài hòa và có chiều sâu.

Các thiết kế cầu thang

Nhắc đến Industrial, một trong những “biểu tượng” không thể bỏ qua chính là hình ảnh các chiếc cầu thang được bố trí cho khu vực gác xép và tầng dưới căn hộ.

Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp Industrial

Có hai kiểu cầu thang chính: hoặc làm từ chất liệu kim loại thuần túy phủ sơn đen cùng đường nét dứt khoát cứng cáp, khung cầu thang chỉ tập trung chủ yếu sử dụng các đường thẳng, hoặc làm từ chất liệu gỗ mộc mạc đơn giản.

Dù xuất phát từ bất kỳ chất liệu gì, chiếc cầu thang “công nghiệp” luôn rất “gọn gàng” mắt nhìn, tối giản chi tiết hết mức có thể để tạo sự khỏe khoắn và năng động, một số thiết kế cầu thang gỗ “cắt bỏ” hẳn khung xương cồng kềnh, chỉ giữ lại bậc thang và tay nắm vịn.

10. Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Phong cách Bắc Âu bắt nguồn từ vùng Scandinavia, địa danh nổi tiếng sở hữu nghệ thuật nội thất sang trọng và nhã nhặn, phủ đậm hơi thở lối kiến trúc mực thước của các ngôi nhà vùng biển.Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Không khó để bắt gặp hàng loạt những vật dụng mang tính “biểu tượng” như lông thú và da, các chất liệu tạo cảm giác thô mộc tự nhiên, các gam màu cơ bản như trắng hay màu đất ấm cũng tràn ngập trong kiểu thiết kế này.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Nhằm dung hòa mong muốn tạo ra các không gian Scandinavian theo hơi hướng hiện đại cho các căn hộ chung cư, các chất liệu nhân tạo, máy sưởi, cửa kính…cũng dần được áp dụng biến tấu, thay thế cho các chất liệu truyền thống.

Các yếu tố chính tạo nên phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Màu trắng – gam màu chủ đạo

Lấy cảm hứng từ tông sắc tinh khôi của tuyết, trắng là gam màu chủ đạo đặc biệt được yêu thích sử dụng trong phong cách nội thất Bắc Âu.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Sắc trắng hỗ trợ tích cực phóng đại không gian, các căn phòng trắng thường cho hiệu ứng ảo giác trông như cao thêm lên so với thực tế. Đồng thời, đây cũng là màu tường cho khả năng tương phản ánh sáng tốt và hỗ trợ tình trạng thiếu sáng vào mùa đông.

Điều này vô tình cực kỳ phù hợp cho việc cân nhắc áp dụng Scandinavian lên các căn phòng diện tích nhỏ giúp mang đến một không gian sống thoáng đãng hơn.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Cùng đó, các màu nhẹ nhàng như kem, xám nhẹ hay đen, xanh ngọc cũng là những tông sắc thay thế lý tưởng thường thấy trong nội thất Scandi vì đều cho khả năng trung hòa thị giác.

Chất liệu đá, gỗ và lông thú quen thuộc

  • Gỗ

Hiện lên nổi bật giữa khung cảnh giá lạnh, căn nhà gỗ trầm truyền thống cùng con đường đá giữa trời tuyết trắng xóa là hình ảnh đậm chất Scandinavian không lẫn đi đâu được.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Từ nguồn gốc đó, chất liệu gỗ được xem là một phần không thể thiếu tạo nên linh hồn cho thiết kế Bắc Âu vốn mang không khí ấm áp sang trọng.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Gỗ sồi, gỗ tếch thường được ưa thích chọn lựa cho việc ốp tường hay ốp sàn, kết hợp thảm lông hoặc để trần sẽ mang đến hiệu ứng thị giác cuốn hút.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Chất liệu gỗ cũng được linh hoạt sử dụng cho các vị trí khác nhau, có thể bắt gặp trong các món đồ trang trí nhỏ, hoặc chiếm diện tích lớn hơn như cột nhà gỗ, dầm ngang, xà nhà gỗ… như là chủ ý thiết kế mang đến không gian hoài niệm.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Gỗ sử dụng cho phong cách Scandinavian còn được xem như một yếu tố hỗ trợ phong thủy; các thiết kế Bắc Âu hiện đại thường tập trung tiết chế chất liệu gỗ vì muốn dung hòa tốt yếu tố thiên nhiên và đặc tính “thành thị” của phòng.

  • Đá

Bên cạnh gỗ, lối trang trí Scandi cũng đề cao vai trò của các loại đá và thường áp dụng cho các vị trí quan trọng trong nhà như dùng ốp vách tường hay ốp bề mặt bếp.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Đá trắng mang vẻ đẹp tinh khiết luôn là chọn lựa hàng đầu, cùng đó, một căn phòng hơi hướng Bắc Âu thường không có sự xuất hiện của loại đá cẩm thạch marble hoa văn cầu kỳ.

  • Lông thú

Lông thú trong phong cách Bắc Âu phần nhiều là chất liệu được sử dụng cho các tấm thảm sàn, làm các loại chăn sofa, đôi khi là vỏ gối đệm hay vỏ ghế đôn, điểm nhấn này mang đến nét “hoang dã” và “độ rũ” mềm mại cần thiết cho không gian.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Yếu tố ánh sáng

Ánh sáng và phong cách Scandinavia có mối quan hệ mật thiết, màu rèm trắng và các khung cửa sổ to đón ánh sáng trời thường được dùng để tạo hiệu ứng sáng sủa hơn cho tổng thể.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Yếu tố ánh sáng Bắc Âu “đúng chuẩn” nhất chính là nguồn ánh sáng tự nhiên thay cho việc lạm dụng hệ thống chiếu sáng.

Hình ảnh các mảnh rèm mỏng lả lướt với sàn gỗ vàng nắng, ánh sáng từ khung cửa sổ to ngập tràn không gian trắng muốt luôn là biểu tượng điển hình của Scandinavia.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

“Tươi mới và đơn giản”, hai đặc tính chính của phong cách Bắc Âu đòi hỏi sự tinh khiết tuyệt đối, màu trắng trong của ánh sáng trời chính là chọn lựa hoàn hảo.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Hoặc nếu linh hoạt kết hợp nguồn sáng nhân tạo, các thay thế thường tuân theo quy tắc phải tạo được sự thoải mái tối đa cho không gian, các loại đèn mây, đèn lồng giấy hay đèn chao đồng hay được cân nhắc chọn lựa vì sở hữu vẻ đẹp tự nhiên và đơn giản.

Hoa văn hơi hướng Bắc Âu

Hoa văn hơi hướng Bắc Âu rõ nét và tinh gọn, thường là các họa tiết đơn giản xuất hiện trên thảm hoặc vỏ gối với tạo hình kẻ sọc dọc, sọc ngang, kẻ ô vuông, caro…

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Màu sắc họa tiết “đậm đà”, chủ yếu là trắng – đen basic tinh tế phối với nền phòng nhẹ nhàng, đây chính là sự kết hợp phổ biến nhất trong xu hướng Scandinavia.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Ngược lại, màu phòng Sacndi chuộng các gam xám, trắng hay tone đất, được sử dụng như màu sơn tường cực hài hòa khi đi kèm đường nét hoa văn đậm màu, mang đến hiệu ứng tốt trong việc làm nổi bật nhau lên.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Dễ dàng bắt gặp đa dạng các loại hoa văn Scandi từ loại truyền thống xuất hiện trên các sản phẩm dệt may dân gian đến thiết kế đương đại tối giản, tất cả đều hướng đến vẻ đẹp hoang dã sang trọng cho không gian.

Lò sưởi – hình ảnh biểu tượng

Hỉnh ảnh “lò sưởi” như một “chỉ báo” cho phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu bởi tính đặc trưng quá đỗi điển hình của vật dụng này.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Lò sưởi là yếu tố dung hòa phong thủy tốt, bên cạnh sự ấm nóng của gỗ giữa bức tranh nội thất chỉ tuyệt một màu trắng và các gam lạnh.

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

Thay thế các loại lò sưởi “đồ sộ” truyền thống bằng loại lò sưởi giả, dạng đèn hoặc lò sưởi gas đốt giúp cho tổng thể được tròn vẹn chất Scandi nhất mà vẫn giữ được độ thông thoáng cho không gian.

Các đồ dùng nội thất khác

Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu Scandinavian

  • Nội thất chất liệu tự nhiên mộc mạc như tre đan, mây
  • Ghế sofa kích thước to rộng; ghế gỗ xếp, ghế đẩu chân mảnh; đèn đứng chân mảnh
  • Gương tròn tối giản (loại treo dây và cả không dây)
  • Cây xanh, cây khô nhánh mỏng; tranh tường đen trắng hoặc vàng đồng…

11. Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Hitech hay lối thiết kế Công nghệ cao (High Technology) đang là xu hướng mới mẻ nhưng tràn đầy tiềm năng cho phong cách sống ngày một cải tiến của con người trong thời đại số.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Xuất hiện những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các kiến trúc sư tiêu biểu cho Hightech Style như Renzo Piano, Norman Foster, Richard Rogers… đã cho ra đời hàng loạt công trình hiện đại ấn tượng.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Nói đến Hitech, chính là việc sử dụng và kết hợp các vật liệu, thiết bị, đồ dùng nội thất tân tiến thông minh, ứng dụng sản phẩm công nghệ hiện đại vào trang trí.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Hitech là một nhánh của trường phái thiết kế hiện đại, chiếm được cảm tình từ các quốc gia phát triển vượt bậc như Nhật và phương Tây, xây dựng kết cấu tổng thể dựa trên các hình khối, phương ngang, phương đứng cho hiệu ứng thị giác mạnh.

Đặc điểm làm nên phong cách thiết kế nội thất Hitech

Màu sắc Hitech đơn giản

Phong cách Hitech ưa chuộng các màu sắc cơ bản và trung tính, hướng đến gam màu đơn giản để làm tôn lên tính thẩm mỹ vốn có của món đồ dùng nội thất và các thiết bị cao cấp.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Theo đó, các tông lạnh và “tĩnh” như xám, trắng, đen thường xuyên xuất hiện, vừa mang đến nét chuyên nghiệp hiện đại lại có tác dụng tốt trong việc tăng tính tương phản khi phối hợp.

Sẽ là rất hiếm để bắt gặp bất cứ một tông sắc ấm nóng rực rỡ nào trong lối bày trí Hightech.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Không gian “lạnh lẽo”  mang lại cảm giác sang trọng và tư duy sắp xếp linh hoạt biến đổi luân phiên trắng, đen, xám một cách khéo léo khiến tổng thể không bị một màu nhàm chán.

Đường nét thiết kế tối giản

Đường nét thiết kế Hitech Style thường toát lên cảm giác phóng khoáng và tinh tế, dứt khoát và gãy gọn lại vô cùng đơn giản.

Có thể nói rằng, Hightech không nhiều họa tiết cầu kỳ như lối kiến trúc Cổ điển, nhưng cũng không gắt gao tiết chế đến mức tối đa như Minimalism.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Sự tối giản được thống nhất từ màu sắc, bố cục đến họa tiết trang trí mang lại sức sống và giải phóng năng lượng “vượt thoát” mạnh mẽ cho không gian.

Tô điểm bằng các loại tranh treo tường sắc màu hay nội thất trang trí tường thật sự là không cần thiết vì Hightech tự thân sở hữu vẻ đẹp “siêu thực”.

Vật liệu chủ đạo của phong cách Hitech

Các vật liệu như kính, kim loại, đá ốp hoa cương marble…với độ phản chiếu tự nhiên rực rỡ chính là chọn lựa hàng đầu mang đến sự lung linh huyền ảo khó rời mắt cho Hightech.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Điều này cho thấy, từ trong bản chất của lối kiến trúc đã ưa chuộng hơn những vật liệu nhân tạo được áp dụng kỹ thuật sản xuất công nghệ cao.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Các vật liệu nhân tạo với bề mặt phẳng, thẳng sẽ dễ dàng cho kết cấu dứt khoát, đường nét mạnh mẽ khi tạo hình, nhắm đến nét đẹp hiện đại “siêu thực” như mong muốn.

Đồ nội thất thường dùng

Đồ dùng nội thất sử dụng cho phong cách Hightech thường không cầu kỳ trong đường nét.

Kết cấu vẻ ngoài nội thất Hightech không bao gồm hệ thống nhiều nét nhỏ đứt gãy rườm rà, không quá tiểu tiết mà chú trọng đến dáng hình tổng thể.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Các món nội thất phần nhiều là những tạo hình thanh thoát và phóng khoáng, tập trung tối đa khai thác các nét thẳng thớm hoặc mặt phẳng trơn.

Cùng đó, với mẫu nội thất phá cách độc đáo, nếu được vận dụng, đường cong phải tối giản và nhất quán hết mức có thể.

Đây là lý do cho sự xuất hiện của các mẫu nội thất Hightech với thiết kế cong vút hoặc “méo mó” kỳ dị theo kiểu du hành không gian.

Ánh sáng tiện nghi

Hiệu ứng ánh sáng được tạo ra nhờ vận dụng tốt hệ thống chiếu sáng kỹ thuật tân tiến giúp mang lại sự lung linh huyền ảo cho diện tích trang trí.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Các loại đèn âm tường, đèn LED, tranh đèn LED 3D ánh sáng trắng, xanh đen, xanh lá, tím hoặc đèn downlight được tận dụng tối đa mang đến năng lượng mạnh mẽ hơn.

Một căn phòng Hightech luôn được đảm bảo yếu tố ánh sáng đến mức tuyệt đối, cho tổng thể sáng sủa, thoáng và cực kỳ hiện đại.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức không gian, điều này được minh chứng bởi hiệu ứng ảo cho không gian nhiều chiều sâu dưới ánh đèn lắp đặt.

Kết hợp sử dụng thiết bị điện tử 

Các thiết bị điện tử công nghệ cao chắc chắn là một phần không thể thiếu của lối bày trí nội thất Hightech.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Những chiếc tivi bản to màn hình phẳng, hệ thống loa thông minh, đèn tự động hay rèm tự động, các thiết bị cảm ứng điều khiển từ xa…chính là những điểm nhấn làm hoàn thiện căn phòng hơi hướng Hightech.

Các món đồ dùng hay thiết bị sử dụng trong nội thất Hightech thường chú trọng nhiều vào đặc tính “nhanh” và “gọn” cho công năng đạt hiệu suất sử dụng tối đa.

Phong cách thiết kế nội thất Hitech thời thượng

Sẽ rất khó để bắt gặp các thiết bị “thừa thãi”, một khi món đồ dùng nội thất đã được chọn lựa để lắp đặt, Hightech thường nhắm đến mục tiêu mang lại sự tiện nghi tuyệt đối cho không gian.

Trên đây là những xu hướng trang trí nội thất thời thượng nhất thị trường hiện nay, không khó để bắt gặp những cái tên đã quá quen thuộc nhưng vẫn “trường tồn” theo thời gian như là minh chứng cho việc giữ vững phong độ và chưa bao giờ trở nên “lỗi thời” khi áp dụng.

Bên cạnh đó, các xu hướng thiết kế nội thất mới mẻ nhiều nét phá cách chưa từng có tiền lệ hay kế thừa cũng không ngừng xuất hiện theo sự dịch chuyển phong cách sống của con người theo hướng ngày một hiện đại.

Chọn lựa phong cách thiết kế nội thất tinh tế, phù hợp và ưng ý cho không gian tổ ấm nhỏ của mình, không chỉ phủ lên ngôi nhà giá trị thẩm mỹ, mà còn giúp đem đến nguồn vui sống dồi dào về mặt tinh thần.

DUX Việt Nam – Đơn vị chuyên thiết kế, sản xuất và cung cấp nội thất cao cấp

  • Văn Phòng Thiết Kế: Số 69/10 Đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng sản xuất: Số 326 Nguyễn Thị Na, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • Email: duxvietnam@gmail.com
  • Website: DUX.VN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

icon Zalo
icon Messenger
Gọi điện
Messenger
Chat Zalo
Chuyên mục